Học tập đạo đức HCM

Nam Hồng tuyên chiến với rác thải

Thứ bảy - 31/05/2014 22:42
Xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, Nam Định vừa khánh thành và đưa vào hoạt động trạm xử lý rác thải, hoàn thành 18/19 tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trung tâm Môi trường T.Ư Hội NDVN đã hỗ trợ xã 6 xe chuyên dụng thu gom rác thải…

Nam Hồng có 3.900 hộ với 10.994 khẩu. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, xã có nghề dệt may, một cụm công nghiệp với số lượng hàng ngàn công nhân và 2 khu chợ, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT. Vì vậy, rác thải đã gây bức xúc trong nhân dân.

Phân loại rác từ gia đình

Trước tình hình đó, năm 2013 UBND xã đã xây dựng Đề án “Vệ sinh môi trường, thu gom rác thải sinh hoạt giai đoạn 2013-2015”. Ban đầu, xã được Trung tâm Môi trường nông thôn T.Ư Hội NDVN hỗ trợ 6 xe thu gom rác. Tiếp đó, xã trang bị xe thu gom chuyên dụng cho 21 thôn, xóm và xây dựng trạm thu gom, xử lý rác thải tập trung và các bãi thu gom rác.

Vận chuyển rác từ bãi tập kết lên xe chở về trạm xử lý của xã.
Vận chuyển rác từ bãi tập kết lên xe chở về trạm xử lý của xã.

Đến nay, tất cả các thôn, xóm đều có tổ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Mỗi tổ có 2 người, mỗi tuần thu gom rác 2 lần. Rác thu gom được phân loại tại gia đình. Rác dễ cháy (củi, cỏ, lá khô… đốt tại chỗ). Sau đó, ô tô vận chuyển rác tại các bãi về phân loại, xử lý tại trạm xử lý rác thải của xã trên cánh đồng thôn Liên Tỉnh, nằm cách xa khu dân cư. 

Xã cũng thành lập Ban chỉ đạo vệ sinh môi trường, có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các hộ chấp hành các quy định về phân loại rác, gom rác đúng thời gian, đúng nơi quy định. Tổ không thu gom, vận chuyển các loại chất thải như đất cát, vật liệu xây dựng, xác gia súc, gia cầm chết, thân, cành cây… mà hướng dẫn người dân chôn cất, tiêu huỷ những loại chất thải này đúng cách, hợp vệ sinh. 

Ông ĐặngVăn Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hồng cho biết: “Sau khi đưa vào vận hành trạm xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, cùng với tuyên truyền tới người dân qua hệ thống loa công cộng, ý thức bảo vệ môi trường của bà con đã được nâng lên rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm, đường liên xã, liên huyện, Quốc lộ 21 chạy qua địa bàn xã luôn sạch đẹp, giao thông đi lại thuận tiện hơn. Xã sẽ tiếp tục kêu gọi các nguồn đầu tư để hoàn thiện thêm các dây chuyền xử lý rác thải hiện đại cho trạm xử lý rác của xã”.

Cả hệ thống vào cuộc

Với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, các cấp hội, đoàn thể được huy động tối đa vào vấn đề bảo vệ môi trường: Đoàn thanh niên phối hợp với các trường học định kỳ 3 tháng/lần tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh thu dọn rác thải, phát quang cây cỏ tại khu vực đoạn Quốc lộ 21 qua địa phận xã. Hội Cựu chiến binh tự quản các đoạn đường liên xã và chỉnh trang khu vực các nghĩa trang liệt sĩ. Hội ND có trách nhiệm tuyên truyền, vận động ND thu gom bao bì bỏ thuốc BVTV ngoài đồng ruộng bỏ vào nơi quy định. “Cùng với tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, chúng tôi yêu cầu các chi hội trưởng tuyên truyền tới từng hộ về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của gia đình, khu dân cư, ý thức tự trang bị đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV”- bà Ngô Thị Phượng- Phó Chủ tịch Hội ND xã Nam Hồng cho biết. 

"Hiện nay, lượng rác thải nhiều, hệ thống xử lý và nhân lực vận hành còn thiếu, nhất là chưa có xe ô tô vận chuyển chuyên dụng (hiện xã đang đi thuê), xã rất mong được sự quan tâm các cấp chính quyền, các nhà đầu tư hỗ trợ một phần kinh phí để mua trang thiết bị, xe vận chuyển rác”.
Ông Đặng Văn Dũng 

UBND xã giao cho công an xã, Ban chỉ đạo vệ sinh môi trường phát hiện ngăn chặn, xử phạt những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, từ nhắc nhở, phê bình trên loa truyền thanh đến xử phạt hành chính. Đổ rác sai nơi quy định sẽ phạt 50.000 đồng với cá nhân và 100.000 đồng/lần với tập thể, nếu tái phạm sẽ nâng mức xử phạt cao hơn, yêu cầu khắc phục hậu quả, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vấn đề tài chính để thực hiện được lấy từ 2 nguồn: Do nhân dân đóng góp và ngân sách xã cấp. Nguồn thu trong dân (5.000-6.000 đồng/khẩu) phục vụ việc thu gom rác từ các hộ gia đình, vận chuyển rác từ điểm trung chuyển ra bãi xử lý. Nguồn do xã cấp phục vụ việc vệ sinh các khu vực công cộng, các tuyến đường liên xã, huyện lộ, tỉnh lộ và hỗ trợ một phần cho việc vệ sinh đồng ruộng, mua sắm xe vận chuyển và duy trì vận hành trạm xử lý rác tập trung. 
Chu Hồng Châu
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,073
  • Tổng lượt truy cập92,007,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây