Học tập đạo đức HCM

Nông dân giỏi cắm chốt vùng khó

Chủ nhật - 01/06/2014 20:19
"Các lớp đào tạo nghề của Hội không chỉ đơn thuần là đào tạo nghề cho ND mà còn là giải pháp "cắm chốt nông dân giỏi" tại các vùng miền trên địa bàn" - bà Vũ Thị Liên - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Lai Châu tâm sự.
Lai Châu là tỉnh miền núi nhiều khó khăn với hầu hết ND là đồng bào các dân tộc thiểu số, vì vậy, trong quá trình đào tạo nghề, Hội ND tỉnh đã chú trọng tới yếu tố "tìm nghề phù hợp với nông dân". 

Dạy theo nhu cầu 

Bà Phạm Thị Hồng Gấm - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (HTND) Hội ND tỉnh Lai Châu cho biết: Hàng năm, trung tâm phối hợp với các đơn vị chức năng, các cơ sở hội để nắm bắt nhu cầu học nghề của ND và khả năng phát huy được hiệu quả của nghề đó sau đào tạo. Nếu nghề đó thật sự chưa thể phát huy hiệu quả sau đào tạo bởi nhu cầu thực tiễn chưa cao, hoặc bị dư thừa do đào tạo quá nhiều thì không mở lớp, gây lãng phí cho Nhà nước và nhân dân. Vì thế, những năm gần đây, các lớp đào tạo nghề của trung tâm đều phát huy hiệu quả xã hội tích cực sau đào tạo, giúp học viên sau học nghề tăng thu nhập cải thiện cuộc sống…

Nông dân bản Nậm Béo, xã Pu Sam Cáp, huyện Sìn Hồ được mùa lúa giống hương ưu 3068 nhờ kiến thức học được ở lớp dạy nghề trồng lúa nước.
Nông dân bản Nậm Béo, xã Pu Sam Cáp, huyện Sìn Hồ được mùa lúa giống hương ưu 3068 nhờ kiến thức học được ở lớp dạy nghề trồng lúa nước.
Trên quan điểm đó, năm 2013, Hội ND tỉnh mà trực tiếp là Trung tâm Dạy nghề HTND Lai Châu đã tổ chức 18 lớp dạy nghề với 538 học viên, vượt 5,9% so với kế hoạch. Các lớp dạy nghề chăn nuôi gia cầm, trồng cây lương thực, thực phẩm, trồng cây công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, nuôi ong, sửa chữa xe máy, nuôi trồng thuỷ sản... đều xuất phát từ nhu cầu thực của ND. 

Chị Lò Thị Anh, bản Nậm Béo, xã Pu Sam Cáp, huyện Sìn Hồ cho biết: “Chúng tôi được học nghề trồng lúa nước chất lượng cao. Cán bộ làm mô hình trồng lúa lai hương ưu 3068 ngay tại bản nên học viên dễ học, dễ làm, dễ vận dụng vào thực tiễn của nhà mình. Từ kiến thức học được, dân bản vận dụng vào trồng ngô, trồng rau, trồng cây ăn quả tốt hơn so với trước”. 

"Hạt nhân xoá nghèo"

Một trong những mục tiêu đặc biệt quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giúp học viên phát huy kết quả học tập trong thực tiễn và Hội ND tỉnh đã làm tốt việc đó. Do có sự lựa chọn tốt từ khâu mở lớp - đào tạo nghề cho tới khâu cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu thực hành nên học viên vừa học vừa làm, nắm chắc và sâu kiến thức. Tại bản Nà Cóc, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, các học viên sau lớp đào tạo nghề trồng cây công nghiệp kết thúc cuối năm 2013, đang vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
"Chúng tôi được học nghề trồng lúa nước chất lượng cao. Cán bộ làm mô hình trồng lúa lai hương ưu 3068 ngay tại bản nên học viên dễ học, dễ làm, dễ vận dụng vào thực tiễn của nhà mình. Từ kiến thức học được, dân bản vận dụng vào trồng ngô, trồng rau, trồng cây ăn quả tốt hơn so với trước”. 

Chị Lò Thị Anh

Ông Hoàng Văn Dụ cho biết: “Đi học, chúng tôi được cung cấp 2.000 cây giống chè Kim Tuyên cùng các phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, những kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch… Về bản, những kinh nghiệm ấy giúp chúng tôi trồng chè tốt hơn. Nà Cóc bây giờ là một trong những địa bàn phát triển cây chè Kim Tuyên của huyện. Kiến thức học được chúng tôi chia sẻ cho những người chưa biết để cùng nhau làm chè được tốt hơn”. 

Ở bản Chiềng Na, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, vụ ngô này hầu hết bà con đều gieo trồng giống ngô lai CP333, bởi: "Chúng tôi mới được học từ Trung tâm Dạy nghề HTND của tỉnh về giống ngô này. Thực tế mô hình lớp học cho thấy ngô CP333 năng suất cao hơn, chịu hạn và chống chọi với gió tốt hơn, ít bị đổ gãy khi mùa mưa đến. Mình được học, được biết rồi thì phải vận dụng vào cuộc sống gia đình và vận động mọi người cùng làm theo để cả bản cũng no ấm" - ông Lù Văn Thàng, bảo. 
 
Kiều Thiện
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,412
  • Tổng lượt truy cập92,005,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây