Học tập đạo đức HCM

Nhà Bè “về đích” xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 25/05/2015 21:44
Nhà Bè được xem là một trong số ít địa phương khó khăn nhất của TP Hồ Chí Minh nhưng đến thời điểm tháng 3-2015, 100% các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện đã được công nhận hoàn thành 19/19 tiêu chí. Đến Nhà Bè hôm nay, ngắm bộ mặt khang trang của huyện nghèo, khiến không ít người cảm thấy ngạc nhiên, khâm phục...


Nhớ lại chuyện xưa, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Nhà Bè Phạm Minh Huấn kể: “Trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, đời sống của một bộ phận người dân ở địa phương còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng/người/năm. Địa hình kênh rạch chằng chịt, một số tuyến đường giao thông thường xuyên bị lầy lội, ngập nước vào mùa mưa hoặc khi thủy triều lên. Một bộ phận người dân vẫn phải sử dụng nước giếng hoặc nước từ các nguồn khác chưa bảo đảm vệ sinh. Trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất, điểm sinh hoạt văn hóa còn thiếu trang thiết bị nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của người dân. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường lại gia tăng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa... ”.

Đại hội Đảng bộ huyện Nhà Bè lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2010 -2015) đã đưa nội dung xây dựng NTM vào một trong ba Chương trình trọng điểm của huyện. Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng thí điểm mô hình NTM ở xã Nhơn Đức và triển khai nhân rộng tại tất cả các xã còn lại.

Nhà Bè đã xóa 288/288 căn nhà tạm, dột nát; nâng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 41,805 triệu đồng/người/năm (tăng 2,5 lần so năm 2010); kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1,99%; giải quyết việc làm cho gần 17 nghìn lao động; nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học đạt 98% (chỉ tiêu 95%), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 70%.

Để triển khai thực hiện đạt kết quả như mong muốn, theo đồng chí Phạm Minh Huấn, công tác tuyên truyền rất quan trọng để người dân hiểu, ủng hộ chương trình. Năm năm qua, huyện đã tuyên truyền hơn 688 cuộc với hơn 43 nghìn lượt người tham dự; phát thanh với thời lượng hơn 1.500 phút về xây dựng NTM trên đài truyền thanh của các xã. Huyện đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh) đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng NTM cho 504 lượt cán bộ, đảng viên; cử cán bộ xã, huyện và người dân tham gia các đợt khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm ở địa phương khác, qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, người dân có kiến thức, kinh nghiệm và chủ động hơn trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. “Công tác luân chuyển cán bộ và bố trí cán bộ trẻ có đủ năng lực và trình độ đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng NTM, phát huy được tính sáng tạo và thực hiện tốt kế hoạch, đề ra những giải pháp, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư trên địa bàn”, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phạm Minh Huấn cho biết thêm.

Nhờ phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên cùng với tinh thần chịu khó đeo bám, kiên trì vận động nên đến cuối năm 2014, toàn huyện Nhà Bè đã có 496 hộ dân hiến hơn 24 nghìn m2 đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (trị giá hơn 105 tỷ đồng). Để tránh bị động, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Nhà Bè đã chỉ đạo các xã tiến hành trước các thủ tục đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, chứ không chờ đến khi các đề án được phê duyệt mới bắt đầu vận động. Nhờ vậy mà đến nay, có tổng cộng 64 công trình giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng tại các xã NTM, bao gồm 56 tuyến đường trục xã, liên xã, ấp, các tuyến giao thông nội đồng (tổng chiều dài 43.419 m) và xây mới, sửa chữa tám cây cầu.

Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Nguyễn Văn Lưu cho biết: “Các công trình được đầu tư xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương, tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, học tập, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho huyện để thực hiện các chương trình trọng điểm khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân như chương trình cấp nước sạch, chương trình tái định cư... ”.

Thời điểm này, tại Nhà Bè có 22 công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm 17 tuyến rạch, năm mương hở và cống hộp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nuôi trồng thủy sản và dân sinh của người dân trên địa bàn huyện. Huyện đã tập trung phát triển hệ thống điện chiếu sáng (dân lập), cung cấp cho 100% số hộ dân sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt và sản xuất.

Đến nay, 6/6 xã ở Nhà Bè đều có trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở. Trong giai đoạn 2010-2015, huyện đã đầu tư thực hiện 14 công trình trường học các cấp; giúp học sinh có nơi học tập tốt hơn so với trước. Nhà Bè còn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hai trung tâm văn hóa thể thao xã, 21 văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Nhà Bè hiện nay còn có chín chợ, hai siêu thị, ba cửa hàng Coop-food hoạt động và hơn 100 điểm truy cập in-tơ-nét... giúp người dân mở mang kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng như phát triển sản xuất. “Một con số mà tất cả người dân Nhà Bè đều tự hào là trong tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM lên đến hơn 2.312 tỷ đồng, phần ngân sách thành phố chiếm 49,96% và vốn huy động từ cộng đồng (nhân dân, doanh nghiệp... ) chiếm 50,04%. Con số này thể hiện ý thức, trách nhiệm và tấm lòng của cán bộ, đảng viên và toàn thể người dân Nhà Bè trong chương trình xây dựng NTM”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Lưu tâm đắc cho biết thêm như vậy.

DƯƠNG MINH ANH
Theo nhandan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,850
  • Tổng lượt truy cập93,152,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây