Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì, cuộc đua về đích: Cánh đồng của những nụ cười

Chủ nhật - 24/05/2015 20:13
Trong cuộc đua về đích huyện NTM, Thanh Trì nổi lên như một ứng cử viên nặng ký với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và nhất là hợp lòng dân…
Trưa hè, nắng mỗi lúc một gay gắt nhưng Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02, bà Ngô Thị Thanh Hằng vẫn đầu trần, xăm xới rảo bước khắp cánh đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa ở xã Vạn Phúc (Thanh Trì).
Đường ra đồng rộng thênh thang, bê tông trải dài tới từng thửa giúp nông dân có thể đi xe máy hoặc đánh ô tô tải hạng nhẹ chở vật tư tới tận ruộng nhà. Cả một vùng bãi trù phú, ngợp trong màu xanh mướt mát của các loại cây có múi được quy hoạch đâu ra đấy từ hệ thống thủy lợi, đường sá đến mạng lưới điện SX.
Chỉ cách đây vài năm thôi, khi chưa bước tay vào xây dựng NTM nhất là chưa thực hiện dồn điền đổi thửa được, cả vùng bãi này còn canh tác rất khó khăn. Ruộng đồng manh mún, đường đã bé lại chỉ toàn là đất lầy lội khi trời mưa, bụi bặm khi trời nắng, điện không có, SX vô cùng khó khăn, kém hiệu quả. Thế nhưng không phải vì thế mà Vạn Phúc bắt tay vào dồn điền đổi thửa lại dễ dàng.
Cổ nhân có câu: “Hôn nhân điền thổ, vạn cố chi thù”, có nghĩa là trong cuộc đời có hai vấn đề mà nếu phát sinh thì thù oán rất dai: chuyện hôn nhân và chuyện ruộng đất.
Trước đây, khi chia ruộng đất người ta lấy nguyên tắc “công bằng” để nhà nào cũng có mảnh xa, mảnh gần, mảnh tốt, mảnh xấu, mảnh rộng, mảnh hẹp nên thường là dăm bảy thậm chí mươi mảnh một gia đình. Ruộng đồng manh mún là hòn đá tảng cản trở rất lớn cho việc quy hoạch vùng SX hàng hóa, đưa máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào.
Khó khăn là thế nhưng khi vận động dồn điền đổi thửa thì ai cũng e dè vì sợ chuyện chia chác không công bằng, vì e mình sẽ nhận phải thửa ruộng xấu. Phải thuyết phục kiểu “Mưa dầm thấm đất” mãi Vạn Phúc mới dồn đổi xong để giờ đây hình thành nên một vùng cây chuyên canh có múi đẹp như tranh vẽ. Ở đó bà con nông dân đi xe máy ra đồng mỗi ngày không bị lấm bẩn.
Ở đó điện được kéo ra thuận tiện cho việc tưới, việc tiêu, thắp sáng bảo vệ. Ở đó bà con đã áp dụng cơ giới hóa cũng như những kỹ thuật mới thân thiện với môi trường như ngâm ủ đậu tương để làm phân hữu cơ...
Nông dân Phạm Thị Mùi phấn khởi kể với tôi rằng nhà mình có 8 sào đất sau dồn điền đổi thửa được quy hoạch gọn lại một vùng. Chị Mùi là người đầu tiên mạnh dạn đưa cây quất cảnh ra vùng bãi để trồng thay thế cho cây ngô, cây lạc.
Thấm thoắt mà đã mấy năm, giờ đây mọi kỹ nghệ trong nghề chị đã vô cùng thành thạo. Tháng hai, tháng ba xới gốc, cắt xén tạo tán cho cây rồi chăm bón bằng đậu tương nghiền nhỏ để đến Tết thì thu bán.
Dáng cây đẹp, màu quả sáng bừng nên đắt khách. Với mỗi sào bình quân lãi 30 triệu nên cuối năm nhà chị thu tổng cộng trên 200 triệu - một số tiền khổng lồ mà trước đây chị không bao giờ dám mơ tới.
Để thuận tiện hơn nữa cho việc SX ở vùng bãi, chị Mùi có hai kiến nghị với chính quyền: Thứ nhất là cải tạo hệ thống điện vì hiện đang rất yếu. Thứ hai là nên cho dựng nhà tạm để nông dân trông coi hoa màu. Dồn điền đổi thửa tuy không nằm trong bất cứ tiêu chí nào của nông thôn mới nhưng nó lại góp phần tích cực đến việc nâng cao hiệu quả SX, thu nhập của bà con.
Tính đến nay Thanh Trì đã dồn đổi được 813 ha, đạt 100% kế hoạch, tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu đã hình thành một số vùng SX tập trung có hiệu quả cao như vùng trồng cây ăn quả có múi ở xã Vạn Phúc, vùng SX lúa chất lượng cao tập trung ở xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Tả Thanh Oai, vùng nuôi trồng thuỷ sản ở xã Đông Mỹ, Đại Áng...
Song song với đó, địa phương đã chủ động ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế hằng năm với tổng kinh phí 23.612 triệu đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư 92 máy phục vụ cơ giới hoá SXNN. Nhờ đó mà giá trị SX trên mỗi héc ta đất trồng trọt và thuỷ sản năm 2014 của huyện đạt 150 triệu đồng, đời sống vật chất của nông dân chuyển biến rõ nét với thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng.
Cánh đồng của những nụ cười ngày càng mỗi lúc một lan tỏa ở Thanh Trì sẽ là tiền đề, là bệ đỡ cho công cuộc xây dựng NTM ở đây phát triển một cách vững bền.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập837
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm824
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,268
  • Tổng lượt truy cập93,159,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây