Học tập đạo đức HCM

Nhân lên những mô hình hiệu quả

Thứ bảy - 09/09/2017 22:06
Những năm qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (gọi tắt là Cuộc vận động) Ban thường trực MTTQ tỉnh Trà Vinh đã triển khai nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, tạo được niềm tin với người dân. Trong đó nổi bật là những mô hình liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Đoàn viên thanh niên dọn dẹp rác ở các lòng kênh, giữ gìn vệ sinh môi trường. 

Theo ông Trần Việt Hoàng, Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Trà Vinh, mô hình “Nhân dân tự quản bảo vệ môi trường” ở ấp Ô Ka Đa là mô hình đầu tiên Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ cho Trà Vinh.

Có thể nhận định, mô hình này rất hiệu quả, mặc dù phạm vi  thực hiện ở 1 ấp, cách trung tâm xã hơn 3km.

“Trước đây nhiều hộ gia đình không có nhà tắm, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt không có, kênh mương ô nhiễm. Sau khi được Trung ương chọn thực hiện điểm mô hình bảo vệ môi trường, được sự hướng dẫn, tuyên truyền của cán bộ Mặt trận người dân đã rất có ý thức, hộ dân đều làm hàng rào, trồng cây xanh, hoa kiểng. Rác thải được thu gom chứ không vứt tràn lan như trước”, ông Hoàng nhấn mạnh. 

Sau khi mô hình này phát huy hiệu quả, Mặt trận tỉnh đã nhân rộng ở rất nhiều địa phương, như phường 9, xã Long Đức, xã Hoà Lợi, các ấp xã Phước Hảo.

Ban thường trực MTTQ tỉnh Trà Vinh cũng đã tổ chức xây dựng điểm mô hình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, nay đổi tên là mô hình “Phát huy vai trò tự quản của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bào dân tộc Khmer” tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần giúp xã thực hiện tốt tiêu chí môi trường, hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Bà Huỳnh Thị Tú Huyên, Chủ tịch MTTQ xã Hiếu Tử chia sẻ, sau khi xã Hiếu Tử được chọn làm điểm xây dựng mô hình, đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, giúp người dân từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe, tiếp thu và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, kịp thời chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cải thiện đời sống gia đình.  

“Khi bắt đầu triển khai mô hình, chúng tôi đã tổ chức họp dân, lấy ý kiến đóng góp cho quy ước, bản cam kết từng hộ dân, được người dân ủng hộ. Qua phát động đăng ký đến nay xã có 2.820 hộ cam kết tham gia bảo vệ môi trường, đạt 97 % so với số hộ. Vận động các hộ làm mới hàng rào, đến nay có 1.919 hộ làm hàng rào, chiếm tỷ lệ 66%, trong đó hàng rào cơ bản là 504 hộ, cây xanh là 1.415 hộ, tăng nhanh so với năm 2015… “, bà Huyên khẳng định. 

Để thực hiện tốt Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, Ban thường trực UB MTTQ tỉnh Trà Vinh đã triển khai, thành lập nhiều mô hình gắn với các nội dung như: Vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống; Xây dựng đời sống văn hoá, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; xây dựng gia đình văn hoá; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân tương ái và vận động Toàn dân tham gia bảo vệ mội trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…   

Trong đó nổi bật có các mô hình xã Long Khánh, huyện Duyên Hải “Góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, các hộ gia đình được nhận vốn để phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu; ấp Nguyệt Lãng B, xã Bình Phú có mô hình hỗ trợ sản xuất bằng cách hỗ trợ con bò cho người dân chăn nuôi; mô hình từ thiện nhân đạo tại chùa Phổ Tịnh, xã Long Thới với tủ thuốc từ thiện hàng năm khám, châm cứu và bốc miễn phí cho 4.600 lượt người…

“Sự hưởng ứng tích cực và tự giác của các tầng lớp nhân dân là yếu tố quan trọng đưa cuộc vận động đi vào cuộc sống. Những năm qua MTTQ các cấp, đặc biệt là Ban công tác Mặt trận khu dân cư đã coi trọng công tác tuyên truyền vận động, làm cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, từ đó các tầng lớp nhân dân đồng tình, tích cực hưởng ứng thực hiện”, ông Hoàng khẳng định. 

Theo Ban thường trực MTTQ tỉnh Trà Vinh, đến nay toàn tỉnh có 151 mô hình do các cấp Mặt trận thành lập (trong đó cấp tỉnh 10 mô hình, cấp huyện 17 mô hình, cấp xã, phường 124 mô hình) nhiều mô hình phát huy tốt vai trò tập hợp người dân tham gia các hoạt động xã hội và địa phương, có sức lan toả rộng rải…

Theo: Quốc Trung/daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại842,424
  • Tổng lượt truy cập92,016,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây