Học tập đạo đức HCM

Vấn đề an sinh xã hội đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể

Thứ bảy - 09/09/2017 08:11
ảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho người lao động trước những rủi ro, bất trắc trong cuộc sống, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

Theo Luật Bảo hiểm y tế (2008) và Luật Bảo hiểm xã hội (2014) ở Việt Nam, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai cấu phần quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Đây được coi là phần cốt lõi của nhóm chính sách bảo hiểm xã hội dựa vào đóng góp đối với các đối tượng tham gia là lao động ở khu vực công và lao động thuộc khu vực tư nhân được tuyển dụng từ 3 tháng trở lên có hợp đồng lao động.

Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho người lao động trước những rủi ro, bất trắc trong cuộc sống, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức, đồng thời giảm bớt sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội.

Hệ thống lương hưu

Người lao động có đủ điều kiện để nhận lương hưu nếu họ: (1) Nghỉ hưu sau khi đã làm việc trong khu vực công hoặc lao động làm công ăn lương trong khu vực chính thức, và nhờ đó có tham gia chương trình BHXH bắt buộc; (2) Đã tham gia vào chương trình BHXH năm 2008; hoặc (3) Có đủ điều kiện để nhận trợ cấp xã hội.

Theo kết quả điều tra hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức (HBIS) do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện đã khảo sát đánh giá về bảo hiểm xã hội có phải là nguồn thu nhập hợp lý của hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong tương lai hay không (Hình 1).

Kết quả thu được từ các câu trả lời về nguồn thu nhập mà các chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể sẽ dựa vào khi về già, có 8% chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể dự định sẽ dựa vào lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội; tỷ lệ này ở các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức còn thấp hơn nữa (chỉ có 6%). Đại đa số người lao động sẽ phải tiếp tục làm việc, hoặc cùng với công việc hiện tại (58%) hoặc chuyển sang công việc khác ít vất vả hơn (37%).

Phương án sau thường được lao động ở các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức lựa chọn hơn là những hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức, với tỷ lệ tương ứng là 38% và 34%. Bên cạnh đó, có 60% chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức và 63% chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức dự định sẽ nhận sự giúp đỡ của gia đình hoặc từ tiết kiệm của bản thân.

Hình 1. Nguồn thu nhập mà các chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể dựa vào khi về già

Nguồn: Điều tra HBIS 2014/15, Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) và IRD-DIAL
Nguồn: Điều tra HBIS 2014/15, Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) và IRD-DIAL

Bảo hiểm y tế

Với tỷ lệ lớn lao động phi chính thức gặp các vấn đề sức khoẻ và khả năng chi trả kinh phí cho chăm sóc sức khoẻ đều cho rằng nó có ảnh hưởng lâu dài và đáng kể đến việc kinh doanh của họ, do vậy, bảo hiểm y tế có tầm quan trọng cả về khía cạnh kinh tế cũng như xã hội.

Bảng 1. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể

(Không bao gồm BHYT tư nhân)

 ảnh 2
 

Theo kết quả điều tra, ước tính độ bao phủ của bảo hiểm y tế với khu vực sản xuất kinh doanh cá thể chính thức và sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức như sau: Tính đến năm 2014 có 54% chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chênh lệch đáng kể vẫn tồn tại giữa các chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức và phi chính thức, chỉ một nửa số chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức và 61% số chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức có bảo hiểm y tế.

Bảng 2: Chi phí y tế và lợi nhuận hàng năm của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể

 
ảnh 3

Vấn đề sức khoẻ làm phát sinh các khoản chi phí lớn đối với một gia đình, sau đó có thể tác động đến công việc kinh doanh của họ. Thực tế đối với những hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức, các khoản tự chi trả khi đi khám chữa bệnh chiếm tới 41% lợi nhuận có được từ công việc kinh doanh của họ.

Tỷ lệ này cao hơn đối với chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức có bảo hiểm là 47% bởi họ kỳ vọng được hoàn trả một phần các chi phí, song cũng không thấp hơn đối với nhóm không có bảo hiểm 28%. Nói cách khác, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức dễ bị tổn thương trước các sú sốc liên quan đến sức khoẻ và những khoản chi chí chăm sóc sức khoẻ.

Còn các hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức ít lo ngại hơn do các chi phí y tế chiếm 14% lợi nhuận trung bình hàng năm của họ, phần lợi nhuận cao hơn của những hộ sản xuất kinh doanh cá thể chính thức đã giải thích sự khác biệt này.

Bảo hiểm y tế tạo nên sự khác biệt giữa các chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đặc biệt là những chủ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi chính thức, ở chỗ họ chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe do có bảo hiểm y tế.

Điều này có nghĩa là những người không tham gia bảo hiểm không đủ khả năng chi trả cho điều trị y tế chiếm tỷ lệ phần trăm lớn trong lợi nhuận của hộ sản xuất kinh doanh cá thể, vì thế có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Bảo hiểm y tế, do đó chính là một trong những nhân tố chủ yếu cần có để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

Chính vì vậy, các cơ quan hoạch định chính sách cần quan tâm giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của người lao động trong khu vực  hộ sản xuất kinh doanh cá thể nhằm tạo ra các ưu đãi về an sinh xã hội để tăng cường bảo vệ người lao động, cụ thể là:

- Cần điều chỉnh mục tiêu trợ giúp xã hội để tiếp cận với những người dễ bị tổn thương nhất trong khu vực hộ kinh doanh cá thể; Cần triển khai các chính sách nhằm nâng cao nhận thức của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể về nguy cơ sức khỏe và các hậu quả tiêu cực lâu dài để đảm bảo không chỉ những người có sức khỏe kém mới tham gia vào chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Cần tuyên truyền phổ biến thông tin và xây dựng lòng tin của người dân để khuyến khích họ tham gia chương trình bảo hiểm hưu trí.

- Cần xác định lại tỷ lệ chi phí - lợi ích của bảo hiểm xã hội khi tính đến sự đa dạng về khả năng đóng góp giữa các nhóm hộ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hội thảo “Vai trò hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam”, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tháng 5/2017
  2. Tăng trưởng vì mọi người: Báo cáo phát triển con người Việt Nam, 2015
  3. Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. HCM, 2014-2015, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam/IRD-DIA

Theo ncif.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập807
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,188
  • Tổng lượt truy cập93,134,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây