Học tập đạo đức HCM

Những tuyên truyền viên đặc biệt

Chủ nhật - 04/05/2014 22:45
Họ - những thương binh, bệnh binh từng có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nay lại tiếp tục là những tuyên truyền viên đi đầu phong trào xây dựng NTM.

Những tuyên truyền viên đặc biệt

Vợ chồng ông Doanh, bà Huân trở thành những tuyên truyền viên đặc biệt của thôn Lộc Ất

 

Vác tù và hàng tổng

Đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi về xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) nghe ông Nguyễn Hữu Doanh (77 tuổi), thôn Lộc Ất kể về những ngày đầu ông tham gia phong trào xây dựng NTM.

Câu chuyện của người thương, bệnh binh từng phải chịu cảnh tù đầy trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm cho chúng tôi vừa thán phục vừa xen lẫn tự hào.

Ông cho biết, cuộc sống của ông những năm gần đây gặp nhiều khó khăn bởi di chứng của những viên đạn, những vết thương thời chiến. Thế nhưng, trở ngại về sức khỏe càng làm cho ông hăng say hơn với công việc của một tuyên truyền viên “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Năm 2011, xã Hoằng Hợp ban hành Nghị quyết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo đó, tất cả các thôn trên địa bàn xã thành lập ban kiến thiết (BKT) với 5 đoàn thể chính trị gồm: Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân và Hội Người cao tuổi.

Ông Doanh vừa là thành viên của Hội Cựu chiến binh vừa là thành viên Hội Người cao tuổi nên được bà con tin tưởng bầu vào BKT thôn Lộc Ất.

“Khi đã nhận nhiệm vụ được giao tôi phải cố gắng hết mình, xung phong đi đầu từ nhận thức, đóng góp cho đến việc vận động bà con tham gia Chương trình”, ông Doanh cho biết.

Người phụ nữ hơn 40 năm sát cánh cùng chồng ngồi bên cạnh tiếp lời: “Cũng vì cái “khùng” của ông ấy mà đã có lúc tôi và một số hàng xóm cho rằng ông ấy dại, chả ai kêu cũng đem hiến tứ phía đất thổ cư làm NTM”.

Theo bà Huân (vợ ông Doanh), khi thôn phát động phong trào hiến đất, công trình trên đất mở rộng đường GTNT bà không phản đối gì nhưng thấy ông Doanh hiến đất vườn cả mặt trước và hai bên nhà, bà nhất quyết không đồng ý bởi chủ trương của thôn là “vướng ở mô thì hiến đất ở đó”, trong khi ông Doanh tự nguyện hiến tất cả diện tích đất mà thôn cần.

“Đêm nằm ngủ tôi tỉ tê to nhỏ với bà ấy rằng tôi là em liệt sĩ, là đảng viên lại nằm trong BKT của thôn nên cần sự giúp đỡ, động viên của bà. Kết quả sau một thời gian ngắn, bà ấy không những đồng ý mà còn giúp tôi phá tường rào, dỡ bỏ cây cối nhường đất cho thôn làm đường”, ông Doanh đưa mắt nhìn về phía người bạn đời của mình như nói lời cảm ơn.

Kể từ ngày nhận được sự hậu thuẫn của vợ, ông Doanh giải tỏa 72 m2 đất vườn, chặt bỏ 11 cây na, 6 cây cau và hàng chục cây chuối đang chuẩn bị thu hoạch để đóng góp xây dựng NTM.

Ông bảo, hiến đất ông không tiếc nhưng những cây na trồng từ năm 1974 đã gắn liền với kỷ niệm của hai vợ chồng nên khi nhìn bà Huân theo ông chặt bỏ kỷ niệm, ông xót đến rơi nước mắt, nhưng vì tương lai con cháu ông bà tình nguyện tiên phong.

“Muốn cộng đồng cùng tham gia làm NTM thì lời nói phải đi đôi với hành động. Như thôn Lộc Ất đây, sau khi tôi hiến đất, chặt bỏ cây cối lần lượt 17 hộ khác cùng tham gia hiến hơn 400 m2 đất vườn (bình quân mỗi hộ hiến 30 - 40 m2)”, ông Doanh cho biết.

“Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, chúng tôi tổ chức hẳn một hội thi về Chương trình xây dựng NTM, giao cho Hội Phụ nữ chủ trì thực hiện. Thông qua các phần thi chào hỏi, hùng biện, trả lời câu hỏi và tiểu phẩm, người dân đã nắm bắt được chủ trương, cách làm cũng như lợi ích Chương trình đem lại. Đối với hộ dân chưa thông, chúng tôi phối hợp với các tuyên truyền viên gương mẫu như ông Doanh, ông Cầu in ấn những tài liệu liên quan đến xây dựng NTM phát tận hộ để họ có thêm thông tin, tự nguyện chung tay đóng góp thực hiện các tiêu chí”, ông Văn Hùng Cường, Chủ tịch UBND xã Hoằng Hợp.

Cũng theo phân tích của ông Doanh, có nhiều hình thức tuyên truyền cộng đồng cùng chung tay xây dựng NTM, nhưng điều quan trọng nhất là làm cho người dân hiểu được mỗi mét vuông đất, mỗi cây ăn quả, mỗi mét tường rào… mà họ đóng góp dù nhiều hay ít cũng thể hiện tinh thần vì tập thể, góp phần xây dựng đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

Từ tinh thần hăng hái của ông Doanh, nhiều hộ dân trong thôn tình nguyện dỡ bỏ nhà bếp, hiến đất thổ cư mới mua, di dời công trình phụ… để cho thôn làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa.

Trong và ngoài cùng làm

Còn ở thôn Lộc Bính, nguyên Bí thư Chi bộ Chu Trọng Cầu vẫn luôn được bà con trong thôn nhắc đến như một “thủ lĩnh” phong trào xây dựng NTM. 6 năm làm cán bộ thì mất 3 năm ông say sưa với các tiêu chí.

Ông kể rằng, sau khi tiếp nhận chủ trương xây dựng NTM, ông họp BKT sau đó rà soát khó khăn của thôn mình rồi lên kế hoạch triển khai thực hiện theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Trước khi đầu tư các công trình xây dựng cơ bản như nhà văn hóa, đường giao thông, ông lập kế hoạch ước lượng hết bao nhiêu tiền, bao nhiêu xi măng, sắt, thép… sau đó xin ý kiến người dân về mức đóng góp, cách làm; đồng thời, kêu gọi con em xã quê hỗ trợ xây dựng. Với cách làm này, toàn bộ đường GTNT trong thôn đều được mở rộng từ 2 lên 4 m, bê tông hóa phẳng lì.

“Để vận động được người dân phá bỏ tường rào, cây cối, hiến đất cho Chương trình, chúng tôi đã ban hành quy chế “trong và ngoài cùng làm”. Tức là những gia đình đóng góp ít sẽ góp gạch, góp công cùng với hộ dân hiến công trình xây lại tường rào cho họ nhằm tạo sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư”, ông Cầu nói.

Ngoài cách làm trên, ông Cầu còn phát động phong trào “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” và cũng chính ông là người đầu tiên tiên phong cầm búa tạ phá từng mét tường rào, căng dây đo 85 m2 đất hiến cho tập thể làm đường mà không đòi hỏi một sự hỗ trợ nào. Cứ thế, lần lượt, lần lượt danh sách đảng viên rồi đến quần chúng đóng góp làm NTM như bà Dung, bà Chanh, bà Hà, bà Ngợi... nối dài như vô tận.

Với ông Cầu, ông Doanh mặc dù tính cách khác biệt nhau nhưng cả hai đều rất tâm huyết với công cuộc xây dựng NTM, xem nhiệm vụ vận động, tuyên truyền người dân tham gia Chương trình như một hoạt động sống còn. Tin rằng những đóng góp của họ sẽ góp phần xây dựng xã Hoằng Hợp nói riêng, huyện Hoằng Hóa nói chung trở thành xã, huyện NTM với cơ sở vật chất hạ tầng và con người mới.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,761
  • Tổng lượt truy cập92,033,490
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây