Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp chưa bền vững

Thứ ba - 16/04/2013 06:22
Quý 1-2013, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,24%, mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây. Dự báo những tháng tới, giá các loại nông sản đều không thể tăng hơn năm ngoái. Riêng ngành thủy sản, con tôm đã phải đối mặt với 3 vụ kiện quốc tế, cá tra cũng vấp phải thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ. Sau khi kết thúc đợt mua tạm trữ, giá lúa gạo không tăng thêm được bao nhiêu; cà phê sụt giảm trên 21% về lượng và 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012… Theo các chuyên gia, sự đi xuống này còn tiếp tục kéo dài trong nền nông nghiệp nước ta.

Thời gian vừa qua, nông nghiệp nông thôn luôn là “bà đỡ” cho kinh tế đất nước. Cuối thập kỷ 1990, khi châu Á rơi vào cơn “bão tài chính”, nhờ tăng nguồn lực đầu tư, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế đất nước đã vượt qua khó khăn.

Cuối năm 2007, khi cả thế giới oằn mình gánh chịu cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ và suy thoái kinh tế, đã tác động mạnh đến khu vực công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế Việt Nam mới hội nhập thì một lần nữa, nông nghiệp đã cứu nguy, đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, tăng xuất khẩu gạo, thủy sản ở mức kỷ lục, trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế đất nước.

Vậy mà, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, chỉ đáp ứng được 55% - 60% yêu cầu. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chậm, nông dân được hưởng lợi ít nhất. Chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn cao, đến 16%, trong khi ở thành thị chỉ hơn 5%. Thách thức lớn nhất là năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa, do trong bước chuyển từ “nhiều lượng” sang “tăng chất”, nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương, giá thành sản xuất cao, còn nặng “thói quen, sức ì” từ sự hỗ trợ trực tiếp, lại phải gồng mình trước các định chế tài chính toàn cầu của “luật chơi chung”, mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản bảo hộ từ thuế quan cộng với “sức ép” của các cường quốc thành viên WTO, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia với lắm “chiêu trò”, sử dụng các rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm để cạnh tranh, chèn ép thành viên mới… Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng nông nghiệp không còn là bình phong trú ẩn mà cũng cần được giải cứu.

Để nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2013 và các năm tiếp theo, nhiều ý kiến cho rằng, cần thực hiện các giải pháp ngắn hạn song song với tái cấu trúc ngành lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, điều chỉnh cơ cấu đầu tư công và nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ nông nghiệp, xử lý các tranh chấp thương mại, tiêu chuẩn hóa chất lượng, chống bán phá giá, tăng cường thông tin và dự báo thị trường. Vấn đề cần giải quyết chính là tăng tín dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khu vực tư nhân; tập trung vốn ngân sách hoàn thiện chính sách hỗ trợ thủy lợi, phòng chống thiên tai; tăng đầu tư công cho chính sách hỗ trợ nông thôn ở vùng khó khăn; đẩy mạnh chương trình an sinh xã hội cho cư dân nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tái cấu trúc lại mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp chế biến, đầu tư máy móc phục vụ nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị; đầu tư sản phẩm có khả năng cạnh tranh, khả năng liên kết thành chuỗi toàn cầu. Các sản phẩm cạnh tranh trung bình cần đa dạng hóa thành vùng ở thị trường nội địa; phát triển thành các vùng chuyên canh và khu công nghiệp công nghệ cao…

Theo các chuyên gia, nếu thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu này, ngành nông nghiệp sẽ duy trì được mức tăng trưởng từ 2,6% - 3% giai đoạn 2011 - 2015 và từ 3,5% - 4% giai đoạn 2016 - 2020. Gắn liền với mục tiêu trên là nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ đói nghèo; đồng thời, cần rà soát, ban hành chính sách đồng bộ để thu hút doanh nghiệp về nông thôn. Vì đây là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào vùng nguyên liệu và thời tiết… Nếu không thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn thì không gỡ được nút thắt để phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, sản phẩm nông nghiệp khó cạnh tranh được trong quá trình hội nhập.

T.M.TRƯỜNG
theo sggp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,711
  • Tổng lượt truy cập92,037,440
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây