Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp tăng trưởng nhưng không thể lơ là

Chủ nhật - 08/10/2017 11:08
Mức tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng chưa cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Trong khi liên tiếp 3 năm qua, ngành nông nghiệp luôn gặp khó khăn (thậm chí nhiều quý có mức tăng trưởng âm) thì kinh tế 9 tháng qua đã ghi nhận sự đóng góp đáng kể của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, với mức tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2016.

Nếu nhìn vào từng lĩnh vực cụ thể trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có thể thấy, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 5,42% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,17 % vào mức tăng chung; ngành lâm nghiệp tăng 5%, đóng góp 0,03%.

Ngành nông nghiệp mặc dù tăng cao hơn mức tăng 0,02% của cùng kỳ năm trước nhưng Quý III có dấu hiệu chững lại so với 6 tháng đầu năm khi tốc độ tăng chỉ ở mức 1,96%, đóng góp 0,23%vào mức tăng trưởng chung.

 

nong nghiep tang truong nhung khong the lo la hinh 1
Ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng 5,42% so với cùng kỳ năm 2016.
(Ảnh minh họa: KT)

 

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

Theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng này mới chỉ là bước đầu, chưa phải là cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, cần những biện pháp quyết liệt và phù hợp hơn để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Nhận định về những con số mà ngành nông nghiệp đã đóng góp cho nền kinh tế thời gian qua, Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, chúng ta không thể lơ là với lĩnh vực này, bởi nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về thiên nhiên cũng như thị trường.

Theo TS. Ánh, trong quãng thời gian 2014-2016, ngành nông nghiệp liên tiếp gặp khó khăn, thậm chí nhiều quý tăng trưởng âm.. do đó những rủi ro cho khu vực nông nghiệp nông thôn cũng có thể có những tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Hơn nữa, trong mọi lĩnh vực thì kinh tế nông nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lớn nhất.

Nhận thấy giá trị đóng góp trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp không cao, Chuyên gia kinh tế, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, mặc dù giá trị kinh tế tính bằng tiền không lớn hơn nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, nhưng một khi phát triển bền vững ngành nông nghiệp sẽ kéo theo sự ổn định đời sống, an sinh xã hội, bởi 70% dân số đang làm nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghiệp.

TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng mới chỉ là những kết quả bước đầu, cần có các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn để gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới. “Ngành nông nghiệp đang có những cải tiến, cơ cấu lại, chuyển đổi từ lúa gạo sang tôm, cá… song song đó là đưa khoa học công nghệ vào để phục vụ sản xuất, tăng cường chế biến mới thực sự bứt phá”, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Thiếu liên kết vẫn là một hạn chế

Cùng chung quan điểm về định hướng phát triển nông nghiệp, PGS. TS Phạm Tất Thắng cho rằng, mặc dù các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo chuỗi, nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế, chưa tận dụng được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp.

Do đó, cần phải có chính sách tốt hơn, trong đó, chính sách đất đai, hạn điền là một ví dụ để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. Phải gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với đa dạng hóa các thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, khi đó chắc chắn sẽ không còn cảnh “giải cứu” nông sản như trong thời gian qua.

Đề cao tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các chuyên gia cho rằng, ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế thì không thể “lung lay”, vì lung lay thì kinh tế sẽ còn mãi tụt hậu, đi sau các nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Muốn ngành nông nghiệp phát triển xứng tầm “trụ đỡ”, không thể để nền nông nghiệp cứ mãi phát triển một cách manh mún, nhỏ lẻ, nông dân “mạnh ai nấy làm”.  

Theo TS. Lưu Bích Hồ, thiếu tính liên kết đang là điểm yếu khiến tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực của ta không lớn, trong đó, nếu nông nghiệp thiếu tính liên kết thì hậu quả sẽ khôn lường. Đây chính là hậu quả của việc phải giải cứu lợn, giải cứu dưa hấu, vải thiều và rất nhiều mặt hàng nông sản khác thời gian qua.

Do vậy, một lần nữa các chuyên gia lưu ý, ngành nông nghiệp phải làm tốt việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, và nhà nông… ) đã đề ra từ rất nhiều năm qua. Đồng thời với đó, phải phát huy thế mạnh của từng vùng miền, gắn với liên kết vùng miền để phát huy và bổ trợ cho nhau. Có như vậy, nông nghiệp mới phát triển bền vững và đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của nền kinh tế./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay16,042
  • Tháng hiện tại971,570
  • Tổng lượt truy cập93,349,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây