Theo bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh văn phòng chuyên trách Điều phối NTM TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng NTM trên địa bàn thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng: Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao; hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Từ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên và cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn được củng cố...
Các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang từng bước phát huy hiệu quả. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo đó, hiện toàn Thành phố có 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 18%, chăn nuôi 34%, thuỷ sản 13%.
Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt có 119 ha nhà lưới trồng rau, 15 ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 5 nhà sơ chế rau; khoảng 110 ha ứng dụng công nghệ cao trồng hoa với 68,3 ha trồng trong nhà màng, nhà lưới; có 924,5 ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, chiếm 6,2% diện tích cây ăn quả toàn Thành phố…
Báo cáo cũng cho thấy, trong lĩnh vực chăn nuôi, về giống, đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với 100% đàn bò sữa và 61% đàn bò thịt. 75% số trại bò sữa, 44% số trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đã sử dụng hầm Biogas.
Nhờ xây dựng NTM, đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện. Ảnh: Đinh Luyện |
Về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tính đến nay, Hà Nội có 1.021 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó có 977 HTX đang hoạt động. Trong số này, 188 HTX nông nghiệp hoạt động tốt (chiếm 21%), 331 HTX nông nghiệp hoạt động khá (chiếm 36,9%), 323 HTX nông nghiệp hoạt động trung bình (chiếm 36%).
Hiệu quả sản xuất của mô hình trang trại ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Hà Nội. Nói sâu hơn về vấn đề này, bà Huyền cho biết, việc tập trung phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản phẩm chất lượng, giá trị cho thị trường chất lượng quản lý sản phẩm từ các trang trại được nâng lên, nhiều trang trại đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tạo lá phổi xanh cho Thành phố.
“Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao, hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Từ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên và cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự an toàn xã hội nông thôn được củng cố”, bà Huyền thông tin.
Đinh Luyện/laodongthudo.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;