Học tập đạo đức HCM

"Thẻ vàng" xuất khẩu hải sản: Tìm cơ hội từ thách thức

Thứ tư - 27/06/2018 22:34
Mặc dù ngành xuất khẩu hải sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu giơ "thẻ vàng" mang tính cảnh cáo, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và ngư dân, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng đây chính là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nghề cá, đáp ứng tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo tồn nguồn lợi hải sản, duy trì lợi ích về biển bền vững trong tương lai.
Mở ra cơ hội mới 

Những thống kê của lịch sử phát triển nghề cá cho thấy hầu như ngành đánh bắt, khai thác xuất phát từ những tàu nhỏ, nhưng hiệu quả kinh tế mang về cho Việt Nam là rất lớn. Như vậy, nếu nguồn lợi hải sản vẫn còn duy trì mức độ phát triển bền vững thì với hệ thống tàu cá vỏ sắt được Chính phủ hỗ trợ cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản chắc chắn sẽ mang lại nguồn kim ngạch lớn hơn cho Việt Nam so với trước đây. 

Không những thế, nguồn hải sản được khai thác có xuất xứ, nguồn gốc sẽ giúp cho Chính phủ Việt Nam thống kê chính xác nguồn lợi hiện có và có nhiều quy hoạch mới trong phát triển về biển, môi trường và kinh tế. 

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Trưởng ban điều hành chống khai thác bất hợp pháp, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết với nguồn nguyên liệu từ đánh bắt tự nhiên, việc quản lý sẽ gặp khó khăn hơn so với các sản phẩm nuôi trồng cố định khác. Thế nhưng, những quy định chống khai thác bất hợp pháp đã tạo ra những thử thách và bước ngoặt lớn cho toàn ngành hải khai thác hải sản phải nhìn lại, từng bước xây dựng lại ngành có hệ thống và quy củ, với mục tiêu sẵn sàng đồng hành với xu hướng phát triển chung của thế giới. 

Bên cạnh đó, các quy định về chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp cũng sẽ tạo nên một tập quán khai thác, đánh bắt cho ngư dân văn minh, tiến bộ hơn, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản sẽ ngày càng thận trọng hơn trong việc sử dụng nguyên liệu hải sản khai thác, cũng như thu mua nguyên liệu chất lượng, thận trọng về nguồn gốc, xuất xứ trước khi đưa vào chế biến để đáp ứng các yêu cầu quản lý kiểm tra của nhà nhập khẩu một cách chặt chẽ. Có như vậy mới tránh gây áp lực lên chi phí và thời gian của từng lô hàng xuất đi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và nhân lực. 

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Vương (Khánh Hòa), thị trường châu Âu là thị trường rất quan trọng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản. Dù họ yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm khắt khe nhưng bù lại, họ sẵn sàng trả chi phí cao cho từng sản phẩm hải sản được lưu thông tại đây. 

Do đó, việc thực hiện nghiêm các yêu cầu của châu Âu là một cơ hội lớn khẳng định uy tín ngành hải sản Việt Nam tại thị trường này nói riêng và toàn thế giới nói chung. Khi sản phẩm hải sản của Việt Nam bước vào châu Âu một cách hợp pháp và đúng tiêu chuẩn, cơ hội mở rộng thị trường cho ngành chế biến, xuất khẩu hải sản của Việt Nam ra các quốc gia khác là rất lớn. 

Rà soát đồng bộ để gỡ bỏ "thẻ vàng" 

Với những nỗ lực trong 6 tháng qua của cả Chính phủ Việt Nam lẫn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản, các địa phương có hoạt động đánh bắt hải sản, phía Việt Nam đã dần hoàn thiện 9 tiêu chí về chống khai thác, đánh bắt hải sản do Ủy ban châu Âu đưa ra. 

Tuy nhiên, sau đợt kiểm tra chính thức của phái đoàn châu Âu sang Việt Nam từ ngày 15 đến 23/5 vừa qua cho đến nay, phía Ủy ban châu Âu chưa có phản hồi về việc gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với hoạt động khai thác, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào thị trường này. 

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho đến nay, phía châu Âu vẫn "im lặng" và chưa có một thông báo chính thức nào về việc gỡ bỏ hoặc duy trì "thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam cho Chính phủ Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 

Thay vào đó, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản chỉ nhận được thông tin Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục duy trì "thẻ vàng" với hải sản Việt Nam cho đến tháng 1/2019 thông qua một kênh truyền hình tại châu Âu. Đây là vấn đề nan giải đối với việc thực thi các điều khoản và tiêu chí trong quy định chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp. Do đó, Hiệp hội cũng đã cùng doanh nghiệp, phối hợp với các địa phương tuyên truyền ngư dân đảm bảo nhật trình khai thác, đánh bắt cũng như thu mua các loại hải sản.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ đắc lực hơn nữa về cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ cho người khai thác, đánh bắt để đảm bảo đúng yêu cầu về nhật trình khai thác và tính an toàn bền vững đối với ngành hải sản. 

Đánh giá về những điều đã làm được trong 6 tháng qua của ngành khai thác, đánh bắt hải sản, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng các địa phương phải rà soát đồng bộ lại hệ thống giám sát tàu cá, cũng như giấy phép hoạt động tàu cá, nậu vựa, tàu thu mua trên biển.

Ngành khai thác, đánh bắt hải sản cần có chương trình hành động quyết liệt hơn nữa, sớm xây dựng một nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập, để đến tháng 1/2019, phía châu Âu gửi công bố chính thức gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam. 
Để giám sát chặt chẽ hơn việc khai thác, đánh bắt trên biển của ngư dân, áp dụng công nghệ giám sát và tập huấn ngư dân giám sát lẫn nhau rất quan trọng, giúp nghề cá phát triển bền vững và nguồn nguyên liệu dễ dàng xác định được nguồn gốc. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Tổng cục Thủy sảntiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, thu hồi và bảo dưỡng hệ thống giám sát tàu cá (Movimar) đã được lắp đặt trong thời gian qua trên các tàu cá, đồng thời nâng cấp tính năng của các thiết bị giám sát, tiếp tục duy trì cài đặt hệ thống này cho tàu cá đến giai đoạn 2018-2020, để giúp nhà chức năng quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động khai thác của tàu cá, cũng như dự báo ngư trường, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cho tàu cá vươn khơi.

Theo TTXVN

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay62,262
  • Tháng hiện tại62,262
  • Tổng lượt truy cập84,969,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây