Học tập đạo đức HCM

Phong trào "Đồng Khởi mới" ở Bến Tre

Thứ hai - 01/07/2013 22:47
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, đến nay, diện mạo nông thôn của tỉnh Bến Tre đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Nông thôn khởi sắc

Để bắt tay XDNTM, Bến Tre đã chọn 25 xã làm điểm, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xác định đây là khâu đột phá. Phát huy truyền thống vẻ vang của phong trào Đồng Khởi năm 1960, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre ra sức phấn đấu XDNTM với tinh thần "Đồng Khởi mới". Đến nay, xã Châu Bình (Giồng Trôm) đang dẫn đầu phong trào khi đạt 16/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 9 - 10/19 tiêu chí. Bến Tre phấn đấu đến cuối năm 2013, có 5 xã thí điểm XDNTM hoàn thành 100% tiêu chí.

Theo đó, Bến Tre tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tổng nguồn vốn đầu tư cho XDNTM trong năm 2012 đạt gần 700 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 150 tỷ đồng, phần còn lại là từ ngân sách, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác. Nhờ đó, tỉnh đã làm mới 38,724km đường trục xã và liên xã; 5,639km đường từ xã đến ấp, liên ấp; 106,893km đường từ ấp đến xóm, liên xóm; 2,8km đường trục giao thông, tổng kinh phí đầu tư 219,565 tỷ đồng. Nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, góp công, góp của, dỡ tường rào để mở rộng mặt đường theo quy hoạch và đề án được duyệt. 

Anh Đào Minh Huệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Châu Bình chia sẻ kinh nghiệm vận động nhân dân XDNTM: "Lúc họp tổ để lấy ý kiến nhân dân, chúng tôi cố gắng giải thích tiện ích của việc làm đường nông thôn. Nếu bà con đồng ý thì vận động đóng góp, làm việc này cũng cần khéo léo, chú ý đến hoàn cảnh của mỗi hộ mà vận động đóng góp cho phù hợp. Trong suốt quá trình xây dựng, từ lúc mua vật tư cho đến thi công hay hoàn thành công trình đều có sự tham gia giám sát của bà con". 

Với cách làm trên, năm 2012, Châu Bình đã vận động nhân dân đóng góp được trên 10 tỷ đồng để XDNTM. Tiêu biểu trong phong trào này phải kể đến cựu chiến binh Khưu Thoại Sĩ, ngụ tại TP.Hồ Chí Minh đã hiến đất, hỗ trợ tiền cho quê hương Châu Bình với tổng trị giá hơn 700 triệu đồng. Hay ông Võ Minh Thành ở ấp Bình Đông 2 lần hiến hơn 600m2 đất để cất nhà văn hóa ấp, trị giá trên 100 triệu đồng.

Điểm nhấn Châu Thành

Trong khi ở nhiều địa phương, công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là một thách thức không nhỏ thì ở huyện Châu Thành, từ khi thực hiện chương trình XDNTM, việc người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Châu Thành đã bê - tông hoá, nhựa hóa trên 86,67km đường giao thông liên xóm, ấp, xã; xây dựng 29 cây cầu bê-tông cốt thép với tổng chiều dài trên 500m. Để mở rộng mặt bằng xây dựng đường giao thông, người dân đã hiến hơn 39.000m2 đất và 6.000 ngày công lao động, tổng trị giá hàng chục tỷ đồng. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Ba ở ấp Tân Bắc, xã Tân Phú đã tự nguyện hiến trên 750m2 và 22 cây chôm chôm, dừa để làm đường. 

Tại xã Hữu Định, một trong 4 xã điểm XDNTM của huyện Châu Thành, khi nghe chính quyền địa phương phát động phong trào mở rộng tuyến đường lộ đê ngăn mặn, 50 hộ có tuyến đường đi qua đã tự nguyện hiến đất, cây trồng, hoa màu… ước tính khoảng 2ha, tổng trị giá trên 4 tỷ đồng. Ông Đặng Văn Đỉnh, ở ấp Đại Định, người tự nguyện hiến 1.000m2 đất, trị giá khoảng 200 triệu đồng, cho biết: "Nhà nước đưa ra chủ trương mở lộ dọc theo tuyến đê ngăn mặn, người dân thấy hợp lý nên ai cũng nhiệt tình tham gia. Đường giao thông cần phải thông thoáng, rộng rãi, mà muốn có lộ đi thì mình phải hy sinh lợi ích cá nhân". 

Qua 2 năm triển khai XDNTM, bộ mặt nông thôn Bến Tre ngày càng đổi mới, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Đó là, nội dung của chương trình chưa rõ ràng, một số tiêu chí cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình XDNTM cần nguồn vốn lớn, bình quân 150 - 200 tỷ đồng/xã, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án chậm. 

Ông Hồ Văn Thiệt, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết: "Đề án XDNTM cấp xã còn nặng về phát triển kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân và bảo vệ môi trường; chưa tạo ra các mô hình tổ chức sản xuất mới, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm".

Phương Nghi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập543
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,267
  • Tổng lượt truy cập92,021,996
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây