Cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao ở Đại Tâm Xã không còn hộ nghèo Đại Tâm có đông người dân tộc Khmer sinh sống (chiếm hơn 76%), đời sống chủ yếu của đồng bào nơi đây là sản xuất nông nghiệp. Những thay đổi lớn nhất của Đại Tâm trong thời gian qua là do địa phương đã vận dụng có hiệu quả những chính sách thiết thực của Ðảng, Nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích dân sinh, rõ nhất là hệ thống giao thông hoàn chỉnh, các ấp thông với nhau qua các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản. Sau hơn hai năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) Đại Tâm đã đạt 12/19 tiêu chí, cao nhất so với các xã trong huyện. Nói về những đổi thay của quê hương, ông Lâm Sơn Hiển, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, hệ thống giao thông liên ấp hoàn chỉnh, nhà cửa được xây dựng khang trang”. Còn nhiều và rất nhiều những thay đổi của một xã trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đến nay đường nhựa phủ kín trung tâm xã, đường đanl nông thôn thông tuyến xuống địa bàn các ấp, hàng chục cây cầu giao thông nông thôn lớn, nhỏ được xây dựng kiên cố; điện thắp sáng, điện thoại, nước sạch sinh hoạt, trạm y tế xã và hàng trăm căn nhà tình nghĩa giành cho các đối tượng và gia đình chính sách, nhà tình thương hỗ trợ hộ nghèo…Ông Trầm Lền Sử ở ấp Nghĩa Thắng phấn khởi cho biết: "Đảng và Nhà nước lo cho đồng bào Khmer nhiều lắm, nhờ đó bà con Khmer có cái ăn no bụng, có cái chữ, biết áp dụng KHKT vào sản xuất, còn xây nhà cho người nghèo đang khó khăn về nơi ở, hỗ trợ vốn vay…rồi đây cuộc sống bà con sẽ khá lên là điều chắc chắn”. Song song với việc nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân trong xã cũng được nâng lên rõ rệt. Đại Tâm hiện có một đội văn nghệ quần chúng, 5 đội múa sư tử, 6 đội bóng đá; các đội thường xuyên giao lưu, nhất là trong các ngày lễ hội, Tết cổ truyền. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư” được triển khai rộng khắp và hiệu quả. Trao đổi với chúng tôi, ông Lý Sâu Riêng, Bí thư Đảng uỷ xã Đại Tâm cho biết: "Bà con Khmer ở Đại Tâm hôm nay đã phần nào bắt kịp nhịp sống của thời kỳ công nghiệp hoá. Nhiều gia đình đã mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Thông qua việc vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều gia đình đã đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi kết hợp phát triển kinh tế vườn. Đến nay, xã không còn hộ nghèo”. Anh Hồng Tấn Bửu đang chăm sóc đàn bò sữa Nhiều mô hình đổi đời Ngoài cây lúa, Đại Tâm đã đưa các loại vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, xây dựng những cánh đồng cho thu nhập cao từ 80 – 100 triệu đồng/ha/năm, nhằm phát triển những sản phẩm có giá trị góp phần tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh xây dựng hạ tầng, Đại Tâm còn phối hợp với các ngành chức năng mở hàng trăm lớp dạy nghề, hướng dẫn bà con ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mô hình trồng màu ở xã Đại Tâm đã có từ lâu, chủ yếu là trồng hẹ, dưa leo, bắp cải, ớt, bí, cà, đậu bắp... Toàn xã có trên 300ha đất trồng các loại rau màu cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, sản phẩm rau màu của Đại Tâm còn được Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Sao Ta (T.P Sóc Trăng) thu mua để chế biến xuất khẩu. Bà con rất thành thạo quy trình trồng màu theo phương thức mới: luân canh, sử dụng màng phủ nông nghiệp, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Những năm gần đây, bò được coi là vật nuôi xoá đói, giảm nghèo và có thể làm giàu của bà con Khmer xã Đại Tâm. Toàn xã hiện có hơn 200 hộ nuôi bò với tổng đàn gần 2.200 con. Trong đó, bò lai sind có 1.800 con, còn lại là bò sữa. Chị Trầm Thị Đẹt ở ấp Tâm Phước cho biết: "Nuôi bò laisind không tốn tiền mua thức ăn (vì bò chỉ ăn cỏ và phụ phẩm nông nghiệp), tận dụng được công lao động (vừa chăm sóc lúa, vừa có thể dẫn bò ra đồng ăn cỏ) và phòng, chống dịch bệnh cũng không khó. Nếu nuôi một con bò lai sind mẹ sau một năm, bò mẹ sinh ra bê con bán được cả chục triệu đồng. Ngoài ra còn có nguồn phân chuồng dồi dào để nuôi trùn quế (mỗi kg trùn quế bán được 60.000 đồng), phân trùn quế bón cho các loại cây trồng”. PHƯƠNG NGHI |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;