Học tập đạo đức HCM

Nông dân bấp bênh thu nhập

Thứ tư - 03/07/2013 03:21
5-8 triệu đồng là số tiền mà nông hộ dành dụm tiết kiệm được trong một năm - Đó là con số được Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn đưa ra tại cuộc hội thảo về "Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình”, diễn ra sáng qua (27-6) tại Hà Nội.
 
 
Ảnh: Hoàng Long
 
"Thu nhập của người nông dân ngày càng suy giảm, điều này phản ánh 2 vấn đề. Thứ nhất là quá trình phát triển của chúng ta hiện nay có rất nhiều rủi ro của biến đổi khí hậu, của toàn cầu hóa, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên sức ép và rủi ro lên sản xuất nông nghiệp rất cao. Mặt khác, nó cũng phản ánh trở ngại, yếu kém nội tại của chúng ta về tổ chức, chính sách, và kết cấu kinh tế” – TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn.
Tích lũy 5-8 triệu đồng/năm
 
Mặc dù nông nghiệp được coi là "bệ đỡ” của nền kinh tế, nhưng người nông dân lại không được hưởng thụ những thành quả do chính tay mình làm ra, bởi giá cả những sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp luôn thấp, trong khi nhà nông luôn phải đối diện với thiên tai, mùa màng thất bát có thể xảy ra bất cứ khi nào. Đặc biệt, khủng hoảng và suy thoái kinh tế có tác động mạnh tới thu nhập của nông dân, làm giảm tốc độ giảm nghèo, tăng tỷ lệ hộ tái nghèo ở nông thôn.
 
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Ipsard), việc giá hàng loạt các mặt hàng nông sản giảm mạnh đã tạo nên những "cú sốc” khiến nhiều hộ gia đình nông thôn khó vượt qua. TS Tuấn nhận định, nếu tình trạng này vẫn không được khắc phục, đời sống người nông dân bấp bênh thì khó đảm bảo ổn định xã hội, giúp tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. Chỉ khi cuộc sống người nông dân được đảm bảo, thu nhập ổn định, lúc ấy mới mong kinh tế nông nghiệp được phát triển một cách vững chắc.
 
Đây có lẽ cũng là vấn đề được đặt ra lâu nay, song, trên thực tế, những giải pháp, chính sách đưa ra để hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nói chung, người nông dân nói riêng hầu như chưa nhiều và đạt được hiệu quả mong muốn.
 
Theo TS Tuấn, hiện nay, chính sách của Nhà nước mới chỉ hỗ trợ nông dân khi có thiên tai, nạn đói xảy ra. Trong khi những cú sốc về thiên tai lại ngày một nhiều lên, khả năng phục hồi của từng hộ nông dân là rất yếu. "Số hộ nông dân được nhận hỗ trợ từ Nhà nước chỉ chiếm 10% để phục hồi các cú sốc, 30% từ cộng đồng, còn lại 60% từ nội lực gia đình” – ông Tuấn cho biết. Và cũng theo kết quả điều tra, từ năm 2006 đến 2012, đã có trên 20% số nông hộ giảm chi tiêu về lương thực, thực phẩm. Đây thực sự là con số đáng phải suy nghĩ.
 
Đặc biệt, một con số được Ipsard công bố khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, đó là đối với các hộ nông dân, tính trung bình mỗi hộ chỉ tích lũy được 5-8 triệu đồng/ năm.  
 
Đánh giá về con số tích lũy này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng không quá ngạc nhiên bởi thực tế thu nhập của người dân không những thấp mà còn hết sức bấp bênh. Nhiều năm qua, luôn diễn ra nghịch lý được mùa mất giá, cũng như giá sản phẩm đầu vào tăng cao… Đó là những khó khăn thường trực đối với người nông dân. "Với điều kiện như thế làm sao có thể tiết kiệm cao được” - TS Phạm Chi Lan bày tỏ. Và chính bởi số tích lũy, tiết kiệm quá ít ỏi, nên người nông dân khi gặp thiên tai sẽ chịu rủi ro lớn nhất.
 
Đồng quan điểm với TS Phạm Chi Lan, TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn cũng cho rằng, người nông dân đang là đối tượng phải đương đầu với nhiều thiệt thòi nhất trong cả chuỗi sản xuất, chịu những rủi ro cao nhất trong cả chuỗi giá trị.
 
Đầu tư hơn nữa cho khu vực nông nghiệp, nông thôn
 
Bởi vậy, để cho bức tranh nông thôn dần tươi sáng hơn, nhiều ý kiến tại hội thảo chung nhận định rằng, việc tăng cường đầu tư hỗ trợ, nâng cao trình độ dân trí cho người dân khu vực nông thôn là điều cần phải chú trọng. Ông Nguyễn Anh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) bày tỏ, Nhà nước cần đầu tư mạnh cho phát triển giáo dục, nâng cao dân trí ở nông thôn; tăng cường hiệu quả của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn… Bởi có như vậy, mới giảm bớt tình trạng đổ xô di cư ra thành thị kiếm sống như hiện nay.
 
Đại diện đến từ Ngân hàng thế giới (World Bank), ông Nguyễn Thế Dũng đặt vấn đề, trong số 26% hộ mất đất trong báo cáo nghiên cứu thì chính sách hỗ trợ như thế nào là tốt nhất để sinh kế của người dân vẫn được đảm bảo? Thực tế cho thấy là nông dân đang nghèo đi. Theo ông Dũng, hiện đang là thời kỳ kinh tế phát triển khó khăn và phức tạp, do đó, các chính sách cần phải tập trung hỗ trợ cho nông dân nhiều hơn.
 
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các hộ vượt qua các "cú sốc” về thu nhập, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, cần lưu ý tới các biện pháp như: Tăng mức hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh cho các hộ nghèo, triển khai bảo hiểm nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và ngân hàng, triển khai bảo hiểm y tế, gắn liền với các chương trình dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo dân tộc thiểu số. "Cùng với đó, việc đảm bảo quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho hộ nông dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số để giúp họ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa là điều rất cần thiết và cần phải làm hiện nay” – TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh.
 
Âu Phương Thảo
Theo báo Đại đoàn kết
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm378
  • Hôm nay31,238
  • Tháng hiện tại157,800
  • Tổng lượt truy cập85,064,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây