Học tập đạo đức HCM

Phú Xuyên phát triển nghề truyền thống

Thứ ba - 30/08/2016 22:31
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ được huyện Phú Xuyên xác định là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế của địa phương.
Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
Tạo cơ hội cho làng nghề truyền thống
Hiện nay 100% các làng ở Phú Xuyên đều có nghề. Trong đó, 40 làng đã được công nhận làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như khảm trai, sơn mài xã Chuyên Mỹ, mây giang đan, guột tế xã Phú Túc, đồ gỗ xã Tân Dân, Văn Nhân, may mặc xã Vân Từ, tò he xã Phượng Dực...
 Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, huyện Phú Xuyên đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích phát triển ngành nghề. Từ năm 2011, Phú Xuyên tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống lần thứ nhất và lấy ngày 26/10 hàng năm là ngày vinh danh làng nghề truyền thống. Năm 2012, xã Chuyên Mỹ là xã nghề đầu tiên của huyện tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề khảm trai sơn mài truyền thống của xã. Lễ hội đã mang đến những cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm của làng nghề giúp các cơ sở sản xuất phát triển trước những khó khăn của nền kinh tế. Năm 2013, huyện Phú Xuyên chọn xã Phú Yên để tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống da giày lần thứ nhất. Năm 2014, huyện tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề lần thứ hai với quy mô hoành tráng hơn. Toàn bộ các gian hàng làng nghề được thiết kế thành một bức tranh thu nhỏ toàn cảnh về làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên với những nhóm sản phẩm tiêu biểu, chất lượng nổi tiếng trong nước và thế giới.
Sản xuất tại làng nghề cơ khí xã Đại Thắng.
Sản xuất tại làng nghề cơ khí xã Đại Thắng.
Năm nay, vào dịp kỷ niệm ngày vinh danh làng nghề truyền thống Phú Xuyên 26/10, huyện chọn tổ chức lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống cỏ tế xã Phú Túc. Mỗi lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên không chỉ thu hút đông đảo du khách tới tham quan mua sắm, mà còn quy tụ nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh của cả các huyện lân cận. Đây là cơ hội để các nghệ nhân, hộ sản xuất, kinh doanh trong huyện giao lưu, quảng bá và bán hàng tới người tiêu dùng. “Mỗi lần tổ chức lễ hội đã tạo cơ hội để các làng nghề quảng bá sản phẩm của mình. Cơ sở may của gia đình tôi cũng qua đó có thêm nhiều đơn đặt hàng cho khoảng 40 công nhân làm không hết việc. Thu nhập của công nhân tăng dần, hiện đạt từ 5 - 7 triệu đồng/tháng” - ông Đào Ngọc Hùng, chủ cơ sở may Hùng Luyến chia sẻ.
Phát triển làng nghề theo hướng bền vững
Để các làng nghề truyền thống trên địa bàn phát triển bền vững, cùng với quy hoạch hạ tầng, Phú Xuyên đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường. Huyện đã tiến hành khảo sát tại một số làng nghề trong huyện. Kết quả khảo sát ở các xã Châu Can, Phú Yên, Vân Từ, Sơn Hà, Đại Thắng có khoảng 7,21 tấn chất thải các loại/ngày. Tại xã Quang Lãng, Tri Thủy, chất thải làng nghề giết mổ trâu bò khoảng 11,05 tấn/ngày. Trên cơ sở kết quả khảo sát, UBND huyện đang xin ý kiến các sở, ngành liên quan về phương án giúp các làng nghề xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Huyện cũng tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng cho các chủ sản xuất, người lao động và Nhân dân. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về môi trường.
Phú Xuyên cũng đã được TP phê duyệt quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên đến năm 2030 và quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp xã Phú Túc và Đại Thắng. Huyện đang trình TP xem xét thành lập cụm công nghiệp xã Phú Yên với diện tích khoảng 7,76ha tại thôn Giẽ Hạ. Đây là cơ hội để Phú Xuyên tiếp tục phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Đồng thời cũng là điều kiện để huyện mở rộng giao thương, xây dựng các liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xứng tầm là đô thị vệ tinh phía Nam Thủ đô.


Theo: Nguyễn Thị Vàn/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay32,479
  • Tháng hiện tại159,041
  • Tổng lượt truy cập85,066,077
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây