Học tập đạo đức HCM

Sáng kiến tăng trưởng châu Á: Triển vọng từ nông nghiệp

Chủ nhật - 26/04/2015 20:46
Trên thế giới hiện nay, châu Á hòa bình, thống nhất, không có xung đột nội bộ, công nghiệp hóa đang phát triển mạnh ở khắp các nước và chính công nghiệp hóa đang hỗ trợ nông nghiệp phát triển rất mạnh mẽ.
Sáng kiến tăng trưởng châu Á: Triển vọng từ nông nghiệp
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát gặp Bộ trưởng Thương mại Indonesia Rahmat Gobel bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Á. Ảnh: Đỗ Quyên-Trần Hiệp
 
Cách đây 5 năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”, thì ngay sau đó ở châu Phi đã phát động phong trào “Châu Phi tăng trưởng” như là để thực hiện “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” ở châu Phi.
Bắt đầu từ Tanzania, các tập đoàn đa quốc gia đã cùng quốc gia này nhóm lên ngọn lửa, dù chưa thật sáng nhưng đã thu hút mối quan tâm toàn cầu về châu Phi, nơi còn quá nhiều khó khăn và trở ngại lớn nhất chính là đảm bảo an ninh lương thực cho châu lục này.
Đây cũng là một hình thức đối tác công tư nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong cơ chế thị trường hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững và môi trường. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Á được tổ chức tại Jakarta, Indonesia vừa qua, ý tưởng của các Bộ trưởng Nông nghiệp ASEAN mà Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong, cũng mong muốn châu Á có phong trào như thế.
Ngày 20/4/2015, châu Á đã chính thức công bố phong trào này, có sự tham gia của lãnh đạo các quốc gia.

Vì sao tăng trưởng châu Á lại nhìn từ nông nghiệp?

Ở khu vực Đông Á hiện nay, nông nghiệp, nông thôn đang phát triển mạnh. Cộng đồng ASEAN đã phát triển rất mạnh về kinh tế, kết nối với châu Âu và các đối tác Thái Bình Dương khác rất sôi động, quá trình hội nhập đã đi đến toàn diện.
Trên thế giới hiện nay châu Á hòa bình, thống nhất, không có xung đột nội bộ, công nghiệp hóa đang phát triển mạnh ở khắp các nước và chính công nghiệp hóa đang hỗ trợ nông nghiệp phát triển rất mạnh mẽ.
Cùng với tiến trình dân chủ, đổi mới thể chế đã đẩy mạnh vai trò của số đông dân cư đang sinh sống ở nông thôn trở nên quan trọng hơn. Các quốc gia đều quan tâm đến quyền lợi và cải thiện đời sống của nông dân.
Quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra và trở thành câu chuyện của ngày hôm nay, bởi hầu hết là các quốc gia ven biển, chịu tác động khốc liệt của thiên tai. Yêu cầu phát triển vững bền của các quốc gia đã trở thành nội dung cốt yếu. Vì thế hầu hết các nước đang chú trọng phát triển nông thôn và thay đổi kinh tế nội tại.
Việt Nam cũng đang trong xu hướng như vậy. Phát triển nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được đẩy mạnh ở trong nước cũng chính là xu hướng thời đại.
Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban, Bộ trưởng Cao Đức Phát làm Phó Ban thường trực.
Các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Văn phòng Chính phủ; Ban Kinh tế Trung ương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; UBND các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Tháp.
bt2182017264
Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm mô hình trồng khoai tây của nông dân trong mô hình hợp tác với Công ty Pepsico tại Đăk Lăk. Ảnh: Ngô Giang
 
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành hỗ trợ thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều này kỳ vọng tạo ra một xung lực mới cho nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Từ những kết quả của sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” trong 5 năm qua, nhiều nông sản Việt Nam đã được các tập đoàn đa quốc gia đưa vào tiêu thụ trong các kênh trên toàn cầu.
Điều quan trọng hơn, từ các mô hình trình diễn kỹ thuật thành công sẽ tạo thành các mô hình tổ chức sản xuất mới, hình thành các chuỗi giá trị áp dụng các tiêu chuẩn vững bền cho các ngành hàng mũi nhọn.
Nông sản Việt Nam đã vươn ra toàn cầu, có mặt ở những thị trường lớn, được đảm bảo chất lượng cao nhất và được sử dụng bởi những người tiêu dùng khó tính nhất khi các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Pepsico, Metro Cash… cùng với hàng ngàn nông dân tổ chức sản xuất, chế biến và đưa đến tiêu thụ trên thị trường toàn cầu.
Những thành công đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ ở châu Á và các nước đang phát triển. Bởi vậy, trong nhiều năm qua Bộ trưởng Cao Đức Phát luôn là khách mời đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức tại Davos, Thuỵ Sỹ hay tổ chức thường niên ở khu vực châu Á.
Tại đây, năm nào Diễn đàn cũng tổ chức 1 phiên cho nông nghiệp và Diễn giả chính là Bộ trưởng Cao Đức Phát. Ông đến đây không chỉ để truyền đạt kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, đang lo lắng về an ninh lương thực mà còn để trao đổi, học hỏi phát triển thương mại toàn cầu.
Cũng từ những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nên tháng 10 năm nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát được mời là Diễn giả đặc biệt trong khuôn khổ các hoạt động hằng năm của Giải thưởng Lương thực quốc tế tại Iowa (Hoa Kỳ).
Đáng chú ý, vị khách mời đặc biệt từ Việt Nam đến dự với tư cách Diễn giả truyền đạt kinh nghiệm cũng như để học hỏi với hàng ngàn đại biểu từ 100 quốc gia phát triển và đang phát triển. Ông là khách mời duy nhất đến để công bố Giải thưởng Lương thực Quốc tế năm 2015.
Trước ông, những người từng được mời đến công bố Giải thưởng (được coi như là giải Nobel trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp quốc tế) là Tổng thư lý Liên hợp quốc Ban Ki Moon, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair, nguyên Tổng thống Brazin, Chủ tịch Quỹ Bill Gates, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Canada, Hoa Kỳ, Hà Lan… vốn không chỉ là các chính khách nổi tiếng mà còn là người đứng đầu các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển
.
Liên kết để tạo sức mạnh

Trở lại với Sáng kiến “Tăng trưởng châu Á” vừa được nguyên thủ các quốc gia ở châu Á dự lễ công bố cách đây ít ngày, các quốc gia ở châu Phi, châu Âu và đặc biệt là các Tập đoàn đa quốc gia đều có ý mong ngóng, chờ đợi câu trả lời: Tiếp theo thành công “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”, với sáng kiến “Tăng trưởng châu Á” này, một trong những quốc gia năng động trong khu vực là Việt Nam sẽ làm tiếp những gì?
26042015182658
Bộ trưởng Cao Đức Phát chứng kiến Lễ ký kết biên bản hợp tác giữa Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam với Hiệp hội cà phê Indonesia
 
Chặng đường mới của châu Á bắt đầu với sáng kiến “Tăng trưởng châu Á” cùng liên kết hợp tác trong bối cảnh thế giới thay đổi từng ngày nhưng phần lớn các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á đều kỳ vọng, cũng như 5 năm trước, Việt Nam luôn thắp lên ngọn lửa để tỏa sáng đường đi cho nông nghiệp và lương thực toàn cầu.
Câu trả lời khi chủ trì Phiên thảo luận về nông nghiệp và lương thực được dành riêng cho Việt Nam, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Thời gian tới sẽ mở các mô hình thành công và nhân rộng ra toàn quốc, sẽ hình thành nhiều chuỗi giá trị của các nông sản chính, tại đó sẽ áp dụng các kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn vững bền và sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm bớt sử dụng hóa chất.
Có sự tham gia đông đảo của các thành phần: Công ty đa quốc gia, nông dân, nhà nước trong chuỗi hợp tác. Trong đó có hình thức phát triển với sự tham gia của tất cả mọi người, thiên nhiên vững bền, xã hội hài hòa, tiến bộ kỹ thuật hiện đại.
Và, Bộ trưởng khẳng định đây là việc làm hết sức khó khăn bởi toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhưng đó là biện pháp tốt nhất bởi các bên tham gia đều nhận được lợi ích, cùng có lợi. Đây cũng chính là thực hiện định hướng của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã chỉ ra cách đây 5 năm.
Bộ trưởng cũng cho biết Việt Nam đã tiến hành thành công về xây dựng nông thôn mới, nông dân đang dồn điền đổi thửa để hướng tới sản xuất lớn, cùng với nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông, phát triển thủy lợi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các địa phương đang tổ chức thực hiện tái cơ cấu để chọn lựa ngành hàng, các doanh nghiệp lớn ở trong nước đang đầu tư vào nông nghiệp… là những động lực mới phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập.
Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực ASEAN đang có xu hướng liên kết với nhau để cùng sản xuất, kinh doanh những nông sản quan trọng, cùng mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu mới về nông sản thì cùng lúc sẽ có thách thức và triển vọng mới đặt ra trong nông nghiệp.

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,307
  • Tổng lượt truy cập92,042,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây