Học tập đạo đức HCM

Tăng trưởng tín dụng: Chất - lượng song hành

Thứ tư - 03/02/2016 21:45
Hơn 50.000 tỷ đồng vốn đã được chuyển tải đến tất cả các lĩnh vực KT-XH Hà Tĩnh trong 1 năm toàn ngành Ngân hàng dồn sức, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng trưởng tín dụng. Doanh số cho vay cả năm tăng 20% so với đầu năm, tốc độ tăng tín dụng 18,5%, nợ xấu giảm chỉ còn 1,35%. Bức tranh tín dụng đang có sự khởi sắc cả về chất và lượng.

“Năm 2015, với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng tiếp tục tăng cường tiếp cận khách hàng, thường xuyên cung cấp thông tin về các gói sản phẩm tín dụng, hỗ trợ khách hàng vay vốn với chi phí lãi suất tối ưu. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) được thực hiện bài bản, hiệu quả với nhiều hợp đồng tín dụng được ký kết. Nỗ lực, cách làm phù hợp cộng với những tín hiệu mới từ thị trường và sự hồi phục của nhiều khách hàng đã đưa đến kết quả tăng trưởng tín dụng vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm (15%)” - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nguyễn Huy Tiến cho biết.

Giữ vị trí chủ đạo trong bức tranh tín dụng 2015 vẫn là dòng vốn đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn. Trong đó, dòng vốn cho sản xuất gắn với chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh và cơ chế cởi mở hơn từ Nghị định 55 (về tín dụng phục vụ nông nghiệp - nông thôn) của Chính phủ đã được các ngân hàng phối hợp với chính quyền các địa phương chuyển tải đến hàng ngàn khách hàng. Điểm đặc biệt là “mảnh đất” lớn nông nghiệp - nông thôn, ngoài vai trò chủ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp với các mô hình cho vay nông hộ, đang thu hút ngày càng nhiều hơn sự tham gia của các ngân hàng lớn với những dự án mang tính đột phá cho lộ trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà.

Tăng trưởng tín dụng: Chất - lượng song hành

Doanh nghiệp luôn là khách hàng chiến lược, chiếm dư nợ cho vay khá lớn trong hầu hết các ngân hàng thương mại.

Điển hình là “ông lớn” BIDV đầu tư tín dụng cho “siêu” dự án - chăn nuôi bò của Công ty CP Bình Hà với số tiền 1.200 tỷ đồng. “Đến cuối năm 2015, BIDV đã “bơm” cho dự án chăn nuôi bò 417 tỷ đồng để thực hiện nhập 30.000 con bò và trồng hơn 500 ha cỏ. Bên cạnh đó, chúng tôi đã sớm cử cán bộ tín dụng đến các xã vùng biển tiếp cận ngư dân, nhờ đó, đã ký cam kết cho vay với 6 chủ tàu và đã giải ngân vốn đóng mới 5 tàu vỏ thép”, Giám đốc BIDV Hà Tĩnh - Kiều Đình Hòa cho biết.

Đồng hành với doanh nghiệp (DN) để cùng vượt qua thách thức, năm 2015, ngành Ngân hàng đã tổ chức 17 cuộc kết nối giữa ngân hàng và DN với chủ đề “Ngân hàng - DN cùng gỡ khó tín dụng”. Qua đó, đã gỡ những điểm nghẽn, làm cởi mở hơn mối quan hệ giữa bên cho vay và người đi vay. Dư nợ theo chương trình kết nối đạt 5.951 tỷ đồng, doanh số lũy kế từ đầu chương trình đạt 14.117 tỷ đồng, số lượng khách vay mới là 22.269 khách hàng, trong đó, có 888 khách hàng DN. Thông qua chương trình kết nối đã thực hiện cơ cấu lại nợ 3.883 khách hàng với dư nợ 651,57 tỷ đồng, trong đó, 127 khách hàng DN.

Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh - Nguyễn Hữu Lực cho biết: “Tiếp tục tranh thủ chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh để hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn rẻ, đến cuối năm 2015, dư nợ vay theo Quyết định 03-07 của tỉnh đạt 409 tỷ đồng với 62 khách hàng đang có dư nợ”.

Cho vay tiêu dùng cá nhân năm 2015 tiếp tục trở thành một trong những mũi nhọn tăng trưởng tín dụng hiệu quả của các ngân hàng với các gói sản phẩm đa dạng, ưu đãi đáp ứng nhu cầu khách hàng như: mua đất, làm nhà, mua ô tô. Đặc biệt, triển khai chính sách về nhà ở cho người thu nhập thấp theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, có 6 ngân hàng trên địa bàn tham gia cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5% năm đầu và thời hạn vay tối đa lên tới 15 năm. Đến nay, các ngân hàng đã cho vay với 466 khách hàng với dư nợ trên 200 tỷ đồng.

Sẽ không chủ quan khi khẳng định rằng, đầu tư tín dụng của ngân hàng Hà Tĩnh từ con số vững chắc của năm 2015 sẽ mở đầu cho sự đi lên trong biểu đồ tăng trưởng toàn ngành. 2016 sẽ là năm trọng điểm “gặt hái” trái ngọt tín dụng từ các dự án đầu tư vốn lớn đã khởi động ở năm 2015. Cùng với những chuyển động mạnh mẽ hơn của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng sẽ sát cánh cùng khách hàng trên con đường phát triển bền vững, góp sức cùng tỉnh nhà thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Năm 2015, ngành ngân hàng trên địa bàn đã tài trợ, đỡ đầu và thực hiện các hoạt động an sinh xã hội với số tiền gần 26 tỷ đồng, trong đó, 235 triệu đồng tài trợ đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới và gần 25,7 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội.

Mai Thủy
baohatinh.vn

 Tags: tín dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,691
  • Tổng lượt truy cập92,656,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây