Tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững
Không thể phủ nhận những thành tựu về XK đạt được trong thời gian qua. Từ con số hơn 5 tỷ USD vào năm 1995, sau 20 năm, kim ngạch XK nước ta đã vươn lên một tầm mới, đạt gần 177 tỷ USD vào năm 2016, tăng 9% so với năm 2015 và tăng gấp 32 lần so với năm 1995. Con số này càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, nhu cầu các nước nhập khẩu giảm mạnh; XK các nước trong khu vực tăng trưởng thấp, thậm chí còn âm như Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ… Bên cạnh đó, cơ cấu XK không ngừng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến (hiện chiếm hơn 80% tổng kim ngạch XK), giảm dần tỷ trọng XK nguyên nhiên liệu, khoáng sản cũng thể hiện rõ nỗ lực của các DN nước ta.
Tuy nhiên, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 cũng chỉ rõ, XK còn tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững như nhóm hàng khoáng sản và một số mặt hàng nông sản còn XK dưới dạng thô. Chất lượng sản phẩm XK của một số mặt hàng nông sản còn chưa đồng đều, chủng loại còn đơn điệu.
Nhóm hàng nông sản đã, đang và sẽ là mặt hàng nhận được ưu tiên cao để phát triển XK. Theo đó, thay vì XK thô, Chính phủ đang có nhiều động thái khuyến khích, hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp công nghệ cao để sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. |
“Những ngành hàng XK chủ lực của nước ta như điện thoại, dệt may, da giày… có lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, dẫn đến phần tỷ lệ gia tăng không cao. Các nhóm hàng nông sản đang bị sụt giảm giá trị một phần do thiếu thương hiệu - đó là những hạn chế cần phải được khắc phục trong giai đoạn tới” - ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh bên lề Lễ công bố báo cáo xuất nhập khẩu 2016 diễn ra mới đây.
Đi lên từ nội lực
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch XK khi hàng loạt các cam kết tự do hóa thương mại dần trở thành hiện thực. Hiện tốc độ gia tăng về quy mô XK tương đối tốt nhưng thời gian tới không thể dựa vào quy mô mà phải gia tăng về giá trị XK. Mục tiêu của hoạt động XK là hướng tới tăng trưởng chiều sâu, phát triển bền vững chứ không đơn thuần tăng trưởng về số lượng. Theo ông Trần Thanh Hải, để làm được điều này, yếu tố cốt lõi là phải có nội lực tốt. Nội lực ở đây chính là năng lực của DN, nỗ lực của DN trong việc đổi mới quản trị, công nghệ, theo kịp các nước khác.
Hiện nay, Chính phủ và các DN đang “bắt tay” phát triển thị trường nhằm khai thác hiệu quả nhất là các hiệp định thương mại tự do thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường… Ông Trần Thanh Hải khẳng định: Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ, định hướng, còn DN phải tự tìm hiểu xây dựng chiến lược riêng để phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu...
Phương Lan
http://baocongthuong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã