Học tập đạo đức HCM

Tạo “đòn bẩy” thoát nghèo bền vững

Chủ nhật - 15/10/2017 06:41
(HNM) - Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân giúp nhau xóa đói, giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ. Tại TP Hà Nội, với những giải pháp hữu hiệu, MTTQ các cấp đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm. Nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo”, Báo Hànộimới có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Đình Đức về công tác này.
Chung sức vì người nghèo

- Vận động nhân dân chung tay xóa đói, giảm nghèo được MTTQ các cấp xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Xin ông cho biết ý nghĩa đặc biệt của Tháng cao điểm “Vì người nghèo”?

- Ngày 17-10-2000, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và lấy ngày 17-10 hằng năm làm ngày cao điểm của cuộc vận động; lấy thời gian từ ngày 17-10 đến Ngày kỷ niệm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18-11 hằng năm là Tháng cao điểm "Vì người nghèo". Đây là dịp để mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân đạo từ thiện, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang ở trong nước, các tổ chức người Việt Nam sống ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế hưởng ứng "Vì người nghèo" với nhiều hình thức ủng hộ phong phú, đa dạng để góp phần thiết thực chăm lo người nghèo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô, đất nước.

- Để thực hiện thành công Tháng cao điểm "Vì người nghèo", công tác tuyên truyền, vận động được xác định là mấu chốt. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức thực hiện thế nào, thưa ông?

- Ngay từ đầu năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của trung ương và thành phố tăng cường tuyên truyền về các hoạt động vì người nghèo. Trong đó chú trọng giới thiệu hiệu quả của Quỹ “Vì người nghèo”, những kinh nghiệm tốt, điển hình tiêu biểu của địa phương trong thực hiện vận động Quỹ “Vì người nghèo”... Trên Bản tin Dân chủ và đoàn kết, Trang thông tin điện tử của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố cũng dành nhiều diện tích đăng tải các nội dung về ý nghĩa, kết quả của cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo”, về chủ trương tổ chức Tháng cao điểm “Vì người nghèo”. Đặc biệt, chúng tôi xác định phát huy vai trò của cán bộ mặt trận có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia hưởng ứng Quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình an sinh xã hội.

- Xin ông đánh giá về sự góp sức, hưởng ứng của các cấp, ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đối với hoạt động ý nghĩa này thời gian qua?

- Thời gian qua, cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” đã nhận được sự đồng tình, tích cực hưởng ứng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Nhờ vậy, 17 năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” TP Hà Nội đã hỗ trợ hộ nghèo xây, sửa trên 30.000 ngôi nhà dột nát; đồng thời tích cực hỗ trợ giống, vốn, vật tư phục vụ sản xuất, chăm sóc sức khỏe và giúp con em hộ nghèo đến trường.

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” toàn thành phố đã tiếp nhận 67,3 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ đã hỗ trợ xây dựng 668 nhà đại đoàn kết; sửa chữa 353 nhà xuống cấp cho hộ nghèo; hỗ trợ hơn 7.000 hộ nghèo về giống, vốn phát triển sản xuất; khám, chữa bệnh cho 2.429 người nghèo; giúp đỡ 9.501 con của hộ nghèo đến trường; ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội 15,5 tỷ đồng cho hộ nghèo vay vốn... Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố còn vận động được nhiều doanh nghiệp tham gia các chương trình an sinh xã hội với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Điển hình như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn T&T, Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Vận tải 
Hà Nội…

Không để ai bị bỏ lại phía sau

- Năm nay, chỉ tiêu ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” của thành phố là bao nhiêu và việc phân bổ quỹ ở 3 cấp như thế nào, thưa ông?

- Năm nay, chỉ tiêu phấn đấu xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp toàn thành phố là 50 tỷ đồng. Trong đó, quỹ cấp thành phố phấn đấu đạt 4 tỷ đồng, quỹ cấp quận, huyện, thị xã và cơ sở phấn đấu đạt 46 tỷ đồng. Đặc biệt, với Quỹ “Vì người nghèo”, MTTQ các cấp sẽ chú trọng hai khía cạnh: Số tiền vận động tăng và sử dụng hiệu quả số tiền vận động được.

- Để hoàn thành chỉ tiêu vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã có sự chuẩn bị ra sao, thưa ông?

- Chủ đề của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay là “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thể hiện sự quyết tâm cao của các cơ quan chức năng so với những năm trước. Mặt khác, năm nay có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và mặt trận. Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ký kết Chương trình phối hợp số 168/CTrPH-UBND-MTTQ, ngày 10-7-2017 về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Chương trình phối hợp đã quy định rõ nhiệm vụ của chính quyền và mặt trận trong việc vận động các tầng lớp nhân dân, huy động các nguồn lực và xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...

- Xin ông cho biết, MTTQ các cấp đã tạo “đòn bẩy” như thế nào để các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững?

- Phương châm MTTQ các cấp của thành phố thực hiện nhiều năm nay là “cho cần câu hơn cho con cá”. Những năm qua, MTTQ các cấp đã làm tốt vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là hiệp thương, phân công các tổ chức thành viên giúp đỡ, bảo đảm không hộ nghèo nào không được giúp đỡ. Cán bộ mặt trận cũng tích cực tuyên truyền, vận động các hộ nghèo nỗ lực vươn lên với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội. Song song với đó là tích cực kêu gọi sự chung tay của các cấp, các ngành cùng chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo.

- Nhờ những giải pháp tổng thể này, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, hộ khá tăng. Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, TP Hà Nội còn hơn 44.000 hộ nghèo, hơn 43.000 hộ cận nghèo. Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố là gì, thưa ông?

- Để công tác xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao, thời gian tới, MTTQ các cấp của thành phố xác định bốn nhiệm vụ. Một là, tăng cường công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu giảm nghèo của thành phố, phối hợp với UBND thành phố vận động các doanh nghiệp chung tay giúp người nghèo; gắn kết các hoạt động giúp đỡ người nghèo với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân chung tay hỗ trợ chia sẻ một cách thiết thực, hiệu quả đối với các hộ nghèo, người nghèo.

Ba là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và điều hành, vận động, sử dụng Quỹ "Vì người nghèo" hiệu quả để phân bổ nguồn lực xã hội, giúp công tác giảm nghèo phù hợp với từng địa phương, tập trung vào các địa bàn khó khăn về cơ sở vật chất; thường xuyên rà soát đối tượng nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều để người nghèo, hộ nghèo được kịp thời quan tâm, giúp đỡ, thụ hưởng các chính sách xã hội. MTTQ các cấp sẽ thực hiện thật tốt Quyết định 1198/QĐ-MTTƯ-ĐCT ngày 29-12-2016 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về điều tiết số tiền huy động được từ nơi có nguồn thu cao của quỹ cấp dưới sang nơi có nguồn thu thấp (Việc điều chuyển do trưởng ban vận động cấp trên quyết định, sau khi có sự trao đổi thống nhất với nơi điều tiết để sử dụng vào việc phù hợp). Bốn là, Ban vận động quỹ thường xuyên kiểm tra và giám sát thực hiện các chương trình an sinh xã hội ở địa phương, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo.

- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay9,841
  • Tháng hiện tại323,531
  • Tổng lượt truy cập90,386,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây