Học tập đạo đức HCM

Tạo động lực giúp nông dân làm giàu

Thứ hai - 15/05/2017 20:26
Thời gian qua, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã xây dựng, triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ hội viên, nông dân nhằm khai thác nhiều nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, đưa phong trào nông dân làm ăn thoát nghèo, vươn lên khá và giàu đạt được nhiều kết quả thiết thực…
Nông dân ở các quận, huyện của thành phố tham quan mô hình trồng lan cắt cành cho thu nhập cao tại huyện Hóc Môn.

Từ sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân đã góp phần giúp nông dân thành phố chuyển đổi nhanh các loại giống cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang trồng giống mới chất lượng, hiệu quả cao, từ đó tăng thêm giá trị sản phẩm hàng hóa, từng bước hình thành vùng tập trung sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi theo định hướng nông nghiệp đô thị.

Ðến nay, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng toàn thành phố đã đạt hơn 1.850 ha; diện tích gieo trồng rau đạt 13 nghìn ha (rau an toàn 294 ha); đàn heo hơn 360 nghìn con, đàn trâu, bò 144 nghìn con (bò sữa 91 nghìn con); cá sấu 158 nghìn con; cá cảnh hơn 10 triệu con… Ðã xuất hiện nhiều gương điển hình nông dân dám nghĩ, dám làm, quyết tâm tìm tòi, học hỏi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con giống mới. Ðó là ông Tống Hữu Châu (quận 12) với mô hình nuôi cá kiểng; bà Trần Ngọc Tuyết (huyện Củ Chi) với mô hình trồng hoa lan cắt cành; bà Phạm Thị Minh Linh (huyện Hóc Môn) với mô hình sản xuất bánh tráng xuất khẩu; ông Nguyễn Hồng Nghĩa (huyện Củ Chi) với mô hình sản xuất cá giống… Cùng với đó là hàng nghìn mô hình sản xuất giỏi tiêu biểu khác đã góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp đô thị có giá trị kinh tế cao, bình quân thu nhập từ 450 triệu đến 700 triệu đồng/năm/mô hình, có nơi đạt gần 2 tỷ đồng/năm/mô hình.

Hội Nông dân cấp huyện, quận và xã, phường đã tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhằm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giàu, góp phần lớn và quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn của thành phố. Năm năm gần đây, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức gần 2.500 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật công nghệ cho hơn 184 nghìn lượt hội viên, nông dân; tổ chức 185 cuộc hội thảo chuyên đề cho hơn 10 nghìn lượt nông dân tham dự; hỗ trợ dạy nghề cho 53 nghìn lượt lao động, trong đó số lao động có việc làm mới và tiếp tục làm nghề cũ đạt hơn 80%.

Tính đến thời điểm này, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giải ngân hơn 1.200 dự án vay vốn cho hơn 14 nghìn lượt hộ vay với số tiền 294 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn Quỹ Vì người nghèo (không lãi suất) đã thực hiện được 70 dự án với 9,5 tỷ đồng cho 829 lượt hộ nghèo vay vốn, qua đó tạo việc làm ổn định cho gần 1.200 lao động.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Trần Trường Sơn khẳng định, qua các phong trào, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cán bộ, hội viên đã ý thức và tự phấn đấu vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không những nâng cao đời sống gia đình mình mà còn thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư. Ðã có gần 10 nghìn lượt hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn được các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ, hỗ trợ về cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm, cá; hỗ trợ vốn, kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

Nhiều hội viên, nông dân có đóng góp nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới như ông Võ Văn Mía (xã Hòa Phú, Củ Chi) hiến 1.000 m2 đất; bà Trần Thị Mè (xã Tân Nhựt, Bình Chánh) hiến 1.000 m2 đất; ông Nguyễn Văn Sứ (xã Bình Chánh, Bình Chánh) hiến gần 2.000 m2 đất để nâng cấp đường nông thôn… Nhiều tập thể, cá nhân đã đồng hành cùng Hội Nông dân thành phố xây dựng gần 800 căn nhà tình thương, tặng hơn ba nghìn bồn chứa nước, 18 nghìn thẻ bảo hiểm y tế, bảy nghìn phần quà Tết và gần bốn nghìn suất học bổng…

Thực tế cho thấy, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo động lực giúp nông dân thành phố thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình thực nghiệm xử lý vi sinh nước nuôi tôm bằng vật liệu zeolite tâm nano; mô hình hồ thu nước chạt trong sản xuất muối bạc; mô hình nuôi ốc hương, tôm thẻ sạch bằng công nghệ bức xạ; mô hình thử nghiệm nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo; mô hình trồng dưa lưới, trồng rau theo phương pháp thủy sinh trong nhà kính; mô hình tự động tưới tiêu bằng tin nhắn điện thoại; sản xuất bánh tráng theo dây chuyền sản xuất hiện đại; mô hình nuôi cá kiểng bằng hồ cá thông minh,...

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cũng đã khuyến khích, động viên nông dân đóng góp công sức và vật chất vào quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá cơ sở... góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở thành phố...

Theo: Mai Anh/nhandan.com.vn

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay97,801
  • Tháng hiện tại833,911
  • Tổng lượt truy cập93,211,575
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây