Từ nguồn lực trên, đến hết năm 2012, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch, Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất (SX) của 142/142 xã, đạt 100%.
Thái Nguyên là địa phương mạnh dạn sáng tạo trong việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù. Đó là việc thực hiện cơ chế cho vay xi măng để hỗ trợ các xã xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; ban hành chương trình xóa nghèo cho các xóm có 100% đồng bào dân tộc Mông và dân tộc thiểu số gặp khó khăn; xây dựng Bộ tiêu chí NTM của riêng Thái Nguyên; ban hành thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi; đơn giản hóa trình tự thủ tục hiến đất...
Xác định phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung cốt lõi của việc thực hiện chương trình, toàn tỉnh đã có gần 2.000 mô hình phát triển SXNN mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.
Đến nay, đã có 44% số xã đạt tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,6%. Qua 3 năm, chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đã tạo bước đột phá, thay đổi rõ nét ở khu vực nông thôn với gần 4.000 km đường giao thông nông thôn, 200 km kênh mương, 168 trạm điện, 650 km đường điện, 262 trường học, 56 trạm y tế, 44 trụ sở xã... được cải tạo, xây mới.
Ngoài việc tập trung vào các xã điểm, ông Nam cũng đề nghị Thái Nguyên cần đầu tư đồng đều vào những xã nông nghiệp khác, trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Ông Nam nhấn mạnh: "Xây dựng NTM nhưng không để mất đi những sắc thái văn hóa riêng của mỗi địa phương". |
Đến nay, bình quân toàn tỉnh Thái Nguyên đạt 10,8 tiêu chí/xã, tăng 5,9 tiêu chí/xã so với năm 2011.
Tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện đánh giá công nhận 10 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2014. Xây dựng mục tiêu và hỗ trợ cho 27 xã về đích trong năm 2015 và phấn đấu có thêm hơn 30 xã về đích trong giai đoạn 2016 - 2020.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá cao việc thực hiện chương trình sáng tạo, bài bản của tỉnh Thái Nguyên.
Một trong những hạn chế khi thực hiện chương trình được ông Trần Thanh Nam đặc biệt quan tâm là Thái Nguyên mới tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các tiêu chí phát triển văn hóa, cải thiện môi trường chưa được các cấp ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng ghi nhận các ý kiến kiến nghị của địa phương đến Ban Chỉ đạo Trung ương về một số nội dung như: việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, quy trình đánh giá công nhận xã đạt chuẩn NTM đồng bộ, thống nhất để các địa phương lựa chọn, phù hợp với thực tế của từng vùng; tăng kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho Chương trình từ ngân sách của Trung ương để thực hiện xã chuẩn NTM vào năm 2015; tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn...
ĐỒNG VĂN THƯỞNG
Theo: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;