Dồn điền đổi thửa đã tạo ra cánh đồng lớn góp phần nâng cao năng suất lao động cho người dân Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được xác định là khâu đột phá trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người nông dân. Dù là một huyện miền núi diện tích đất đồi dốc phân tán nhỏ lẻ xong việc DĐĐT đã được huyện Yên Thủy hết sức coi trọng. Kết quả là ngay trong năm 2013 khi có kế hoạch việc DĐĐT đã thành công ngoài mong đợi. Cụ thể tại 3 xóm, đã vận động được 179 hộ dân tham gia thực hiện, diện tích đã DĐĐT 90,54 ha. Trước khi DĐĐT, tổng số thửa tại 3 xóm trên 1.648 thửa, bình quân mỗi hộ 10-15 thửa, cá biệt có hộ có đến 30 thửa. Sau khi dồn, đổi hiện còn 504 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,8 thửa. Để có được kết quả trên, ông Bùi Huyên, Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Yên Thủy cho biết: Việc DĐĐT ở miền núi là vô cùng khó khăn và phức tạp vì diện tích của các hộ dân đều nhỏ lẻ và nằm phân tán. Cá biệt có hộ sở hữu tới 30 thửa. Chính vì vậy, với phương châm thực hiện việc DĐĐT theo nguyên tắc " Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngay từ đầu huyện chỉ định hướng kế hoạch sau đó để tự người dân được bàn bạc lên phương án. Chính sự phát huy tính dân chủ đó đã tạo ra cú hích quan trọng để nhân rộng DĐĐT ở những xã tiếp theo. Từ đó tạo đà cho việc phát triển và xây dựng NTM trong toàn huyện. Nhìn những cánh đồng bí xanh bát ngát trải dài, anh Đinh Duy Hải, xóm Trường Long 9 (xã Ngọc Lương) hồ hởi cho biết: Thật không dám nghĩ sẽ làm được bởi trước đó rất nhiều xã đã thất bại. Thế nhưng với cách làm dân chủ để người dân tự bàn bạc, thảo luận, đưa ra phương án phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của xóm đã tạo được sự đồng thuận rất cao. Nhờ đó việc DĐĐT đã hoàn thành, ai nấy cũng hồ hởi. "Giờ bà con chúng tôi sản xuất rất thuận tiện không vất vả như trước. Không những nhàn về công mà năng suất cũng tăng gấp đôi” - anh Hải phấn khởi nói. Đáng chú ý, không chỉ tạo sự đồng thuận trong việc DĐĐT mà chương trình xây dựng NTM cũng được người dân hướng ứng rất nhiệt tình. Đơn cử như tại xã Ngọc Lương cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhân dân trong xã đã góp tiền của, ngày công, đất đai hỗ trợ nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, giá trị lên tới hàng tỷ đồng. Riêng năm 2013, người dân đã góp giá trị 1,5 tỷ đồng làm 9 km đường nội đồng, đào mới hệ thống mương các xóm Trường Long, Hổ 2, Đại Đồng, Liên Tiến, Chềnh. Đánh giá về vai trò của việc DĐĐT, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Lương Nguyễn Văn Sơn, khẳng định: việc hình thành được những thửa ruộng lớn, cánh đồng lớn như hiện nay sẽ tạo ra cú hích mang tính đột phá để nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó trong 6 tháng đầu năm, bình quân thu nhập đầu người đạt 10,8 triệu đồng/người, số hộ vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá giả ngày càng tăng. Thực tế cho thấy sau gần 1 năm DĐĐT thành công đã giúp Ngọc Lương nói riêng và huyện Yên Thủy khắc phục được đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất. Việc hình thành được những thửa ruộng lớn, cánh đồng lớn như hiện nay sẽ tạo ra cú hích mang tính đột phá để toàn huyện đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất có giá trị kinh tế cao. Lan Hương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;