Học tập đạo đức HCM

Thái Thành Vượt khó để xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 18/03/2013 21:09
Xếp vào diện khó khăn nhất nhì huyện Thái Thụy nhưng những năm qua, xã Thái Thành vẫn có nhiều cố gắng trong xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là: hoàn thành các quy hoạch, thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân.

Ông Phạm Văn Tới, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Thái Thành là xã nghèo, vùng sâu, vùng xa của huyện Thái Thụy, thu nhập bình quân đầu người thấp. Vì vậy, thực hiện xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định sẽ là cơ hội giúp cho địa phương bứt phá đi lên. Theo đó, việc lập quy hoạch nông thôn mới được xã thực hiện trước tiên và đưa ra lấy ý kiến đóng góp của nhân dân công khai, dân chủ.  Đến nay, địa phương hoàn thành việc lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch sử dụng đất. Đối với việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, Đảng ủy xã ban hành nghị quyết, UBND xã và các thôn xây dựng phương án cụ thể, chi tiết, phát động toàn thân tham gia đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng.

Chỉ trong thời gian 2 tháng cuối năm 2012, Thái Thành đã cơ bản hoàn thành đào đắp toàn bộ các tuyến bờ vùng, bờ thửa với tổng khối lượng 75.000m3và chia ruộng xong cho nhân dân, trung bình mỗi hộ còn 1,7 thửa. Trong đó, 450 hộ có 1 thửa, 900 hộ 2 thửa, chỉ còn 77 hộ 3 thửa, đặc biệt có thửa tới 20 mẫu. Khi thực hiện dồn điền đổi thửa, cả 7 thôn làm tốt việc tuyên truyền, vận động nên các gia đình tự điều chuyển ruộng cho nhau, hạn chế tình trạng người ở thôn này nhưng ruộng ở thôn khác.

Cùng với việc triển khai thực hiện các quy hoạch, dồn điền đổi thửa, Thái Thành chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Xác định nông nghiệp vẫn là trụ cột chính, hàng năm HTX tổ chức tốt các lớp tập huấn KHKT cho nông dân, cung ứng giống, phân bón có chất lượng, đưa vào khảo nghiệm, thâm canh nhiều giống lúa mới. Nhân dân cũng tự đầu tư mua sắm 7 máy gặt đập liên hợp, 6 máy làm đất đa năng, 248 máy cày tay.

Năm 2012, toàn xã mở rộng 200 ha lúa gieo sạ, xây dựng mô hình cấy 30 ha lúa hàng hóa RVT. Năng suất lúa trung bình cả năm đạt 12,72 tấn/ha, tăng 0,21 tấn so với năm 2011. Đặc biệt, thôn Nghĩa Phong quy vùng tập trung cấy 50 mẫu lúa giống BC15 cho Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình và đã xuất bán 145 tấn, thu 1,2 tỷ đồng (giá trị cao hơn cấy lúa thường 2,5 triệu đồng/tấn). Vụ xuân năm 2013, sau khi hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, ruộng to-bờ lớn nhân dân Thái Thành  phấn khởi, mở rộng 300 ha lúa gieo sạ, cấy 160 mẫu lúa giống BC15 nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với chăn nuôi, Thái Thành khuyến khích nhân dân tận dụng diện tích bãi đất ven sông, vùng chuyển đổi xây dựng các mô hình gia trại, trang trại. Hàng năm, toàn xã duy trì nuôi từ 188 đến 200 trâu bò sinh sản, gần 3.000 con lợn, 37,5 ngàn con gia cầm, 45 ha đầm nuôi cá. Dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp  trên địa bàn có bước phát triển gồm các nghề: xây dựng, mộc, cơ khí, móc sợi, mây tre đan… giải quyết việc làm cho từ 1.300 đến 1.500 lao động. Ngoài ra, địa phương có từ 300 đến 500 người đi lao động ở tỉnh ngoài thu nhập bình quân từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng; gần 100 người đi lao động ở nước ngoài hàng năm đóng góp nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Những năm qua, Thái Thành cũng nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Nhân dân trong các khu dân cư tích cực góp công, góp của cứng hóa 97% đường trục thôn, ngõ xóm mặc dù chưa đạt tiêu chí nông thôn mới  nhưng đã phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện. 2 thôn Tuân Nghĩa và Đồng Nhân  vận động nhân dân góp công, góp của tôn tạo, xây dựng đình làng Tuân Nghĩa trị giá 2 tỷ đồng, đình Đồng Nhân 400 triệu đồng khang trang làm nơi sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng dân cư. Đặc biệt, chỉ trong 9 tháng của năm 2011, Thái Thành đã phát động phong trào “Những viên gạch hồng” huy động nhân dân, con em xa quê tự nguyện ủng hộ  (người thấp nhất 50 ngàn đồng, người cao nhất 20 triệu đồng) 800 triệu đồng kết hợp nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện hoàn thành xây dựng nghĩa trang liệt sĩ gần 1,4 tỷ đồng. Năm 2012, địa phương đã xây dựng trụ sở làm việc, nâng cấp đường trung tâm xã, tu sửa trường học, trạm y tế, hệ thống truyền thanh không dây, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất trị giá gần 6 tỷ đồng.

Trở về Thái Thành những ngày này, đi dọc các thôn xóm, ra ngoài đồng cảm nhận được một điều: dường như càng gian khó, người dân nơi đây càng nỗ lực vươn lên. Đến nay, Trạm Y tế xã, 2/3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục của cả 3 ngành học đều xếp thứ nhất, thứ nhì cụm. Thôn nào cũng có từ 2 đến 3 dòng họ khuyến học, nhiều gia đình hiếu học. Nguồn vốn nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học của xã và các dòng họ mỗi năm đạt từ 50 đến 60 triệu đồng. Nhân dân trong các khu dân cư chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không có tệ nạn xã hội. Xã có 4/7 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Đảng bộ, chính quyền 3 năm liền đạt danh hiệu TSVM.

Anh Tới cũng cho biết thêm: đến nay Thái Thành cơ bản đạt 9/19 tiêu chí. Với 10 tiêu chí còn lại, địa phương đã phân loại, đưa ra giải pháp và lộ trình thực hiện phù hợp trên cơ sở huy động sức dân là chính, trước mắt tập trung thực hiện tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ sở vật chất văn hoá, cơ cấu lao động, nhà ở. Tuy nhiên, đối với những tiêu chí: giao thông, thủy lợi, môi trường… cần nguồn kinh phí đầu tư khá lớn, nên ngoài huy động sức dân Thái Thành rất cần sự hỗ trợ của tỉnh, huyện để giúp địa phương từng bước hoàn thiện các công trình, góp phần phục vụ tốt cho sản xuất, nâng cao đời sống dân sinh.

Bài, ảnh: Nguyễn Hình
theo baothaibinh

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập621
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại776,406
  • Tổng lượt truy cập93,154,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây