Học tập đạo đức HCM

Hoằng Hợp XDNTM: Từ xây dựng vùng chuyên canh rau VietGAP

Thứ hai - 18/03/2013 02:50
Sau 4 năm áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, ngành nông nghiệp xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã có những đột phá, đời sống nông dân được nâng lên rõ rệt.
Trở lại Hoằng Hợp sau 4 năm thực hiện mô hình trồng rau theo quy trình VietGAP, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay trong cuộc sống của người dân nơi đây, đó là những ngôi nhà mái bằng kiên cố mọc lên san sát, những ruộng rau bạt ngàn xanh mướt... Từ đầu làng đã thấy xuất hiện cánh thương lái trả giá mua rau tấp nập, trên gương mặt bà con hiện rõ niềm phấn khởi khi rau nhà mình vừa được mùa, vừa được giá… 

Hoằng Hợp hiện có 45 hộ chuyên canh rau theo quy trình VietGAP, tập trung ở 2 thôn Phú Quý và Lộc Ất. Được sự chỉ đạo tận tình, sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là HTX nông nghiệp nên hầu hết các hộ trồng rau đều đạt năng suất cao và có thu nhập khá.

Ông Lê  Huy Cường, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã có 4,5ha rau trồng theo quy trình VietGAP, trung bình mỗi ngày, HTX Nông nghiệp Hoằng Hợp tiêu thụ 1 - 1,5 tấn rau, củ, quả các loại, giá trị thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng/sào/vụ. Dự tính trong năm 2013, mở rộng diện tích trồng rau VietGAP lên 24,5ha và đến năm 2015 phát triển trồng rau VietGAP ra toàn xã”.

Hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX Hoằng Hợp gần như phủ kín trên địa bàn tỉnh, trong đó nơi tiêu thụ chính vẫn là Siêu thị BigC, chợ Tây Thành, siêu thị Co.op Mart, các nhà hàng, bếp ăn lớn... Ước tính, trong năm 2012, mô hình rau VietGAP  mang lại doanh thu trên 1 tỷ đồng.

 Đến nay, thương hiệu rau an toàn Hoằng Hợp đã nổi tiếng khắp đất Thanh Hóa. Trong tương lai, HTX Nông nghiệp Hoằng Hợp sẽ liên kết với các vùng sản xuất rau an toàn ở một số tỉnh lân cận nhằm bình ổn mặt hàng rau an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. “Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau an toàn vẫn còn một số bất cập, bởi có sản phẩm rau quả sản xuất ra ế ẩm, nhưng cũng có  sản phẩm luôn cháy hàng”, ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, trước đây, nông dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, thu nhập bấp bênh, song từ khi mô hình trồng rau an toàn được triển khai, nhân rộng, bà con đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại rau như bắp cải, mùng tơi, su su, đậu, cà rốt, hành, tỏi, xà lách…, do đó thu nhập tăng lên đáng kể.

Trên cánh đồng rau xanh mướt ở thôn Phú Quý, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thảo, vừa tưới rau, ông vừa vui vẻ cho biết: “Từ khi xã triển khai mô hình trồng rau VietGAP, gia đình đăng ký tham gia và sau 4 năm, kinh tế  khấm khá hơn hẳn. Nhờ trồng rau mà bình quân mỗi tháng, gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Đặc biệt là sản phẩm làm ra được HTX bao tiêu toàn bộ; ngoài ra, HTX còn hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thành lập các tổ tuần tra để đảm bảo an ninh, vì vậy chúng tôi rất yên tâm sản xuất”.

Cùng chung niềm vui với ông Thảo, bà Lê Thị Lan ở thôn Lộc Ất tâm sự: “Gia đình trồng 2 sào rau các loại, trừ chi phí, thu lãi 20 -  30 triệu đồng/năm. Trồng rau VietGAP tuy mất nhiều công sức, phải trải qua nhiều công đoạn nhưng đổi lại, năng suất và giá trị tăng cao nên bà con đang dần chuyển sang trồng rau an toàn. Năm nào được giá, có hộ thu tới cả trăm triệu đồng”.

Chủ trương mở rộng diện tích rau an toàn đã góp phần đẩy nhanh quá trình XDNTM ở Hoằng Hợp.


T.Tùng – N.Quỳnh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm339
  • Hôm nay33,432
  • Tháng hiện tại159,994
  • Tổng lượt truy cập85,067,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây