Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Nông thôn mới ở Vững Liêm: Hướng đến sự bền vững

Chủ nhật - 17/03/2013 20:48
Những mảnh vườn, ao cá, chuồng trại, làng nghề nhiều lúc trở nên bấp bênh, thiếu tính ổn định do sự phập phù giá cả nông sản, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nhưng sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo địa phương đã khơi thông mạch nguồn đồng thuận trong dân; quá trình xây dựng nông thôn mới ở Vũng Liêm vẫn đạt được những thành quả nhất định, theo hướng chú trọng tính bền vững và sự phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.


Một năm đáng nhớ

Trong năm 2012, kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn: tăng trưởng thấp, thị trường thu hẹp, sức mua giảm, lạm phát và lãi suất còn cao, số doanh nghiệp bị giải thể, thu hẹp sản xuất, giá cả thị trường biến động, thiên tai- dịch bệnh diễn biến phức tạp… đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của người dân nông thôn. “Cọng rau, cây lúa, từng sản phẩm làng nghề” phải gánh thêm áp lực của kinh tế thị trường.
 
Giữa “vòng vây” khó khăn chung, cần phải ghi nhận Vũng Liêm là địa phương đã tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Một năm với nhiều hoạt động văn hóa- xã hội nổi bật, nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. 
 
Đạt được kết quả thiết thực đó, một phần là do địa phương đã biết vận dụng công tác xã hội hóa, tập trung được nhiều nguồn lực, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đóng góp nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
 
Ngày 21/11/2012, Vũng Liêm khánh thành công trình cầu Dung Quất, trị giá 1,3 tỷ đồng tại ấp Bình Trung, xã Trung Hiếu. Trong đó, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn hỗ trợ 500 triệu đồng.
 
Trước đó, là hàng loạt công trình đã đưa vào sử dụng như: công trình cải tạo nâng cấp đường vào UBND xã Trung Hiệp, nhà máy nước xã Trung Hiệp, đường liên xã Hiếu Nghĩa- Hiếu Thành, đường ranh Thanh Bình- Quới Thiện. Cùng thời điểm này là rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao khác.
 
Sự kiện của ngày lễ lớn, như một “cú hích” tinh thần mạnh mẽ, để lãnh đạo huyện phát động nhiều phong trào thiết thực, đã gây nên hiệu ứng xã hội tích cực, đặc biệt trong công tác xây dựng nông nông thôn mới.
 
Thành quả từ vượt khó
 
Theo BCĐ Xây dựng nông thôn mới huyện Vũng Liêm, đến cuối năm 2012, huyện có 17/19 xã thực hiện và vượt chỉ tiêu nghị quyết Huyện ủy giao. Đến nay, 4 xã điểm gồm: Trung Hiếu, Hiếu Nhơn đạt 10 tiêu chí (TC), Hiếu Phụng đạt 9 TC, Thanh Bình đạt 8 TC. Các xã còn lại, có 3 xã đạt 9 TC, 5 xã đạt 8 TC, 3 xã đạt 7 TC, 3 xã đạt 6 TC và 1 xã đạt 5 TC.
Đặc biệt, đối với 2 TC về giao thông và thủy lợi, trong tình hình kinh tế khó khăn chung mà những công trình đã được thực hiện trong năm là kết quả đáng khích lệ. Với 24 công trình cầu- đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 40,41km, tổng kinh phí đầu tư là gần 67 tỷ đồng. 
 
Có 262 công trình thủy lợi đã được triển khai; trong đó kết hợp tỉnh triển khai 5 công trình, huyện thi công 22 danh mục công trình, các xã- thị trấn thực hiện 235 công trình. Kinh phí đầu tư 24,9 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch. Nhờ đó, diện tích đất nông nghiệp được khép kín thủy lợi đạt 90%; trong đó, đất trồng lúa đạt 99%, đất trồng cây ăn trái đạt 78%.
 
Về những mặt đã đạt được, ông Bùi Văn Nghiêm- Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm cho rằng: “Trước tiên, là Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhất là ở các xã điểm, xã diện do tỉnh, huyện chỉ đạo trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp- nông dân- nông thôn. 
 
Công tác tuyên truyền vận động, bước đầu có chuyển biến tích cực, nhất là ở các xã điểm, nhận thức của cán bộ và nhân dân được nâng lên. Việc triển khai một số công trình địa phương được người dân đồng tình hưởng ứng đóng góp đất đai, ngày công để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi”.
 
Bên cạnh đó, Thường trực BCĐ huyện tập trung chỉ đạo, đặc biệt đối với các xã điểm, chỉ đạo các ngành rà soát xây dựng kế hoạch, phối hợp với BCĐ các xã, thực hiện các TC của ngành quản lý.
 
Cần tính ổn định và phù hợp thực tế
 
Ngay trong bộ TC xây dựng nông thôn mới, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế ở ĐBSCL- ông Bùi Văn Nghiêm kiến nghị. Cụ thể là các TC: chợ, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, nghĩa trang nhân dân, điểm sinh hoạt văn hóa thể thao ấp. Điển hình như TC 7 (chợ), theo quy định của Bộ Xây dựng sẽ rất khó đạt. 
 
Nguyên nhân là bán kính giữa các chợ rất gần. Đồng thời, cần xem xét đến đặc điểm tình hình dân cư phát triển. Thí dụ như Trung Thành Tây gần thị trấn Vũng Liêm, đang là chợ loại 2, chuẩn bị nâng lên chợ loại 1; xã Trung Thành cũng gần chợ Vũng Liêm, và phía dưới là chợ Trung Ngãi. Hoặc như Trung Nghĩa nằm giữa chợ Trung Ngãi và chợ lớn Càng Long. 
 
Xã Hiếu Nghĩa thì gần chợ Hựu Thành (Trà Ôn) sẽ còn phát triển thành chợ trung tâm trong tương lai… Cho nên, đối với một số xã, chỉ cần điểm họp chợ với diện tích nhà lồng chợ khoảng 200m2 là phù hợp, tránh xây dựng lãng phí.
 
Đối với TC 10 (thu nhập) và 12 (cơ cấu lao động), đối với huyện nông nghiệp như Vũng Liêm, chuyên sản xuất cây lúa, phát triển chăn nuôi, kinh tế vườn. trong khi địa phương chưa có cụm công nghiệp, nên vấn đề thu hút đầu tư, tạo việc làm nâng cao thu nhập sẽ gặp khó, trong khi tình hình dịch bệnh cây trồng diễn biến phức tạp, giá cả phập phù làm cho thu nhập nông dân không ổn định. 
 
Cho nên, nếu trúng mùa, trúng giá, cũng chỉ là vấn đề thời vụ, không thể bảo đảm được sự ổn định cho những năm sau. Vì vấn đề ổn định giá thuộc tầm vĩ mô, liên quan đến thị trường cả nước và thế giới.
 
Đối với một số TC xây dựng nông thôn mới, khi đạt đã khó nhưng giữ vững còn khó hơn. Do đó, đối với Vũng Liêm cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư ở các cụm- khu công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, chuyển đối cơ cấu lao động một cách căn cơ, ổn định và bền vững.
 

Theo Vinhlong Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm331
  • Hôm nay34,110
  • Tháng hiện tại160,672
  • Tổng lượt truy cập85,067,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây