Học tập đạo đức HCM

Thắt chặt quản lý chất lượng sản phẩm OCOP

Thứ sáu - 17/08/2018 08:10
Có thể thấy, từ đầu năm đến nay các đơn vị chức năng tập trung cấp và quản lý nhãn hiệu OCOP - QN trên tem, nhãn sản phẩm, nhằm hạn chế việc lợi dụng thương hiệu OCOP để kinh doanh sản phẩm không đảm bảo; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý sản phẩm trên qua hệ thống tem điện tử thông minh như: Tem sử dụng mã Qr-code, ứng dụng VNPT check...

Tăng các chỉ tiêu đánh giá, kiểm định

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh, nhận định: Không giống như giai đoạn trước, năm 2018 việc thắt chặt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP được triển khai rất mạnh mẽ, đồng bộ. Tuy nhiên, cái hay là sân chơi này càng khó lại càng có sức hút.

Đối với hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, không khó nhận ra tính hệ thống, khắt khe đã được nâng cao hơn hẳn so với 2 năm trước. Nếu như năm 2016 (năm đầu triển khai hoạt động xếp sao cho sản phẩm OCOP) các địa phương cấp huyện không tổ chức thi đánh giá sản phẩm OCOP hoặc năm 2017 chỉ một số ít địa phương thực hiện, thì năm 2018, 100% sản phẩm tham gia đánh giá, phân loại cấp tỉnh phải là các sản phẩm đã đạt giải ở cấp huyện. Điều này cho thấy quy trình triển khai nguồn sản phẩm đầu vào chặt chẽ, có tính chọn lọc ngay tại cấp địa phương.

Đặc biệt, nét mới so với 2 năm trước là sản phẩm đủ điều kiện lọt vào danh sách xét xếp hạng sao ngoài đạt giải ở cấp huyện còn phải vượt qua vòng thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất của hội đồng thẩm định cấp tỉnh. Đồng thời, 100% sản phẩm này đều được lấy mẫu kiểm nghiệm và có giấy xác nhận các tiêu chí an toàn, chất lượng, nhất là tiêu chí về ATTP của đơn vị chuyên môn mới được xếp sao…

Sản phẩm trà hoa vàng được thu hoạch tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ
Sản phẩm trà hoa vàng được thu hoạch tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ.

Chính vì thế, trong khi năm 2017 có đến trên 120 sản phẩm tham gia đánh giá, phân loại cấp tỉnh thì năm 2018 chỉ có 63 sản phẩm đủ điều kiện tham gia. Hiện toàn tỉnh đang có 131 sản phẩm được xếp hạng sao, trong đó 7 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao, 68 sản phẩm đạt 3 sao.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra trực tiếp tại thực địa cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP; giao Sở Y tế chủ trì khảo sát nhằm tiến tới hoạt động xây dựng mỗi địa phương một mô hình sản xuất điểm về sản phẩm OCOP an toàn; rà soát, tổ chức lại hệ thống điểm bán sản phẩm OCOP...

Riêng đối với tổng số 32 điểm bán sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh hiện nay sẽ được tổ chức lại theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng, khuyến khích doanh nghiệp đứng ra đầu tư và điều kiện về hệ thống sản phẩm sẽ không bó chặt trong khuôn khổ sản phẩm OCOP mà có thể đa dạng sản phẩm, trong đó sản phẩm OCOP là chủ lực, nổi bật.

Điều đáng mừng, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP ngày càng thắt chặt thì lại càng có nhiều doanh nghiệp, sản phẩm mới tham gia sân chơi OCOP. Chỉ tính trong 7 tháng qua, toàn tỉnh đã có thêm 65 sản phẩm của 36 tổ chức đăng ký tham gia Chương trình OCOP, gấp hơn 2 lần so với mục tiêu phát triển sản phẩm mới trong cả năm 2018 (là 30 sản phẩm), nâng tổng số sản phẩm tham gia OCOP toàn tỉnh lên 367 sản phẩm, do 154 đơn vị sản xuất. Dự kiến từ nay đến hết năm 2018, toàn tỉnh có thêm 30 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, trong đó xuất hiện nhiều sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm du lịch, dịch vụ.

Sản phẩm gốm mỏng Quang Vinh hiện đã xuất sang thị trường nước ngoài
Gốm mỏng Quang Vinh hiện đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Để OCOP vươn xa

Từ nền tảng, bệ đỡ chương trình OCOP, đến thời điểm này, Quảng Ninh đã có hệ thống sản phẩm OCOP có bước phát triển mạnh, vượt ra khỏi khuôn khổ thị trường trong tỉnh, trở thành sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao và tiềm năng tỏa sáng ra thị trường toàn quốc và quốc tế. Các sản phẩm này mang đặc trưng của Quảng Ninh với tính riêng có, khác biệt, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất tập trung của tỉnh nên có vùng nguyên liệu để sản xuất lớn như các sản phẩm ba kích, trà hoa vàng, miến dong, nước mắm, chè, nhóm sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hải sản (hàu, chả mực, ghẹ), nhóm sản phẩm thảo dược... Sản phẩm dịch vụ chèo thuyền nan tham quan vụng Vông Viêng rất phù hợp với đặc thù, xu hướng phát triển du lịch của tỉnh, được ưu ái phát triển trên vùng di sản Vịnh Hạ Long. 

Trên hết các sản phẩm đã và đang được doanh nghiệp tiềm lực đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ để có thể sản xuất một cách chuyên nghiệp, đảm bảo về chất lượng, năng suất, sản lượng, hình thức mẫu mã sản phẩm… tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng như uy tín đối với người tiêu dùng. Tiêu biểu như gốm mỏng Quang Vinh, rượu mơ Yên Tử, ngọc trai Hạ Long, nước khoáng Quang Hanh, ruốc hàu Vân Đồn… Trong đó, nhiều sản phẩm đã và đang có chỗ đứng trên thị trường trong nước, một số đã xuất khẩu sang thị trường thế giới, đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Du khách thích thú tham gia dịch vụ chèo thuyền nan trên vụng Vông Viêng
Du khách thích thú tham gia dịch vụ chèo thuyền nan trên vụng Vông Viêng (Vịnh Hạ Long). Ảnh: Tạ Quân

Một số sản phẩm khác đang tiếp tục được doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đơn cử như Công ty TNHH Long Hải đã hoàn thành phương án hiện đại hóa cơ sở sản xuất 3 loại nấm sạch, trong đó có sản phẩm nấm kim châm đã được xếp hạng 4 sao và 2 sản phẩm khác mới được đưa vào đăng ký tham gia chương trình OCOP. Theo ông Phạm Quang Nhuệ, Giám đốc Công ty, sau đầu tư dây chuyền sản xuất này, Long Hải sẽ là đơn vị sản xuất nấm ăn sạch lớn và hiện đại nhất nước. Mới đây nhất, Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu đầu tư dây chuyền chế biến bột dong để làm sản phẩm miến dong liên hoàn, bao gồm rửa củ, thái, nghiền, tạo bột, sấy khô và đóng gói có công suất lớn 200 tấn củ/ngày, gấp 4 lần thiết bị hiện tại. Dây chuyền sẽ được hoàn thành trong tháng 10/2018 để kịp đưa vào phục vụ vụ thu hoạch dong riềng cho nông dân Bình Liêu và Tiên Yên…

Đặc biệt, trên cơ sở hệ thống các sản phẩm OCOP đang có, tỉnh đã xây dựng danh sách 12 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, 6 sản phẩm định hướng cấp quốc gia; xây dựng kế hoạch, chính sách đặc thù dành cho nhóm sản phẩm này phát triển. Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đây có thể coi là một lực đẩy mới, quan trọng để sản phẩm OCOP Quảng Ninh tiếp tục vươn cao.

Việt Hoa/http://baoquangninh.com.vn

 Tags: sản phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,229
  • Tổng lượt truy cập90,288,622
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây