Học tập đạo đức HCM

Thấy gì từ một số huyện điển hình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội?

Thứ hai - 13/04/2015 07:31
Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), TP Hà Nội đã có một số huyện đạt kết quả vượt kế hoạch, trong đó, Đan Phượng đạt 13 xã (đạt 86,7%), Đông Anh đạt 12 xã (52,2%), Hoài Đức đạt 10 xã (52,6%), Phúc Thọ và Thạch Thất đạt 10 xã (chiếm 45,5%)… Tại những huyện này, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân vì thế được đảm bảo tốt hơn.
 


Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi 

Nhìn từ huyện Đan Phượng

Trong 4 năm thực hiện xây dựng NTM, huyện Đan Phượng đã xây dựng được 6 tuyến đường liên xã dài 12,8km và 19,73km trục thôn; 136,7km đường ngõ xóm; 80,6km đường trục chính nội đồng. Hệ thống kênh tưới hiện có 148,3km, phục vụ tưới cho 3.119,9ha.

Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ngành điện được thiết kế xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên địa bàn huyện đạt trên 99%. Toàn huyện có 55 trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THPT, THCS), trong đó có cơ sở vật chất đạt chuẩn là 38 trường (tỷ lệ đạt 69,09%)…

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau khi dồn điển đổi thửa (DĐĐT), hiện tại, huyện có 1 cụm công nghiệp tập chung với diện tích 35,8ha (tỷ lệ lấp đầy đạt 96%), 5 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 534 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 6.200 lao động.

Khi hình thành vùng sản xuất tập trung, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng quy mô 951,69ha, trong đó, có vùng trồng hoa, rau và cây trồng khác, tạo thu nhập cao từ 160-250 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 26,5 triệu đồng/người/năm (tăng 12,53 triệu đồng so với năm 2010). Hộ nghèo toàn huyện giảm xuống 880 hộ, tỷ lệ 2,2%.

Toàn huyện có 45 làng, 13 thôn, có 21 cụm dân cư đạt danh hiệu văn hóa; có 89% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt và vượt chỉ tiêu TP (4%). Các xã đã triển khai nhiều phong trào thi đua bảo vệ môi trường.

Hình thành vùng chuyên canh ở Đông Anh, Phúc Thọ

Huyện Đông Anh có gần 9.500 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiến hơn 50% diện tích đất tự nhiên). Tuy nhiên, phần lớn diện tích này lại nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch, chỉ còn lại gần 2.000 ha tập trung ở 6 xã miền Đông của huyện được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp ổn định. Đây là phần diện tích được TP giao kế hoạch thực hiện DĐĐT.

Đối với các xã nằm trong quy hoạch, kế hoạch thực hiện công tác DĐĐT đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao như: Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá; vùng cây cảnh ở xã Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Tiên Dương, Nam Hồng, Kim Nỗ, Hải Bối; vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng chất lượng cao ở xã Thụy Lâm, Dục Tú, Xuân Nộn, Liên Hà; vùng trồng chuối tiêu hồng nuôi cấy mô ở xã Tám Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Đại Mạch, Kim Chung.

Tổng số trang trại trên địa bàn huyện đã phê duyệt là 230 trang trại. Đến nay toàn huyện đã có 60 trang trại hoạt động hiệu quả, với tổng đàn lợn trên 68 nghìn con, đàn gia cầm, thủy cầm trên 2,1 triệu con, trong đó có 3 mô hình được công nhận mô hình chăn nuôi phát triển theo hướng Viet Gab.

Năm 2014, huyện có 12 xã được UBND TP công nhận đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến hết năm 2015, huyện Đông Anh phấn đấu xây dựng thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã được công nhận toàn huyện lên 18 xã.

Theo thống kê, bình quân thu nhập của người dân Đông Anh đạt trên 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,24% (trong khi năm 2010 vẫn còn 5,9%).


Các vùng chuyên canh quy mô lớn được hình thành mang lại giá trị kinh tế cao.

Còn đối với huyện Phúc Thọ, mặc dù nguồn lực của huyện còn gặp nhiều khó khăn, song đến hết năm 2014, toàn huyện đã có 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,2 triệu đồng, tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,41% (so với 9,49% năm 2010). Huyện đã hoàn thành DĐĐT 3.708 ha, đạt 100,6% kế hoạch, số thửa bình quân trên 1 hộ giảm từ 5,8 thửa xuống 1,59 thửa.

Qua DĐĐT đã hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả, như vùng trồng rau an toàn có diện tích 420 ha, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 600-800 triệu đồng, gấp từ 8-10 lần so với trồng lúa; vùng trồng hoa ly cho thu nhập từ 5,5-6 tỷ/ha; vùng trồng chuối có quy mô trên 30 ha, cho thu nhập từ 350-500 triệu đồng/ha…
Năm 2015, huyện Phúc Thọ đăng ký có thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện lên 17/22 xã.

Có thể thấy, chương trình xây dựng NTM bài bản, khoa học từ các huyện điển hình của Hà Nội đã mang lại những kết quả ấn tượng, tạo nên bộ mặt nông thôn khang trang, hiện đại; hình thành được vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân lao động, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh.

Gia Bảo
Theo  baoxaydung.com.vn 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập851
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,186
  • Tổng lượt truy cập93,136,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây