Học tập đạo đức HCM

Thọ Xuân chọn xã khó làm điểm

Thứ năm - 25/04/2013 09:48
Bằng sự năng động, phương pháp thực hiện riêng và độc đáo, sau 2 năm xây dựng, bộ mặt NTM ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã hiện diện trên khắp thôn làng, ngõ xóm.

Ông Lê Công Minh, Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thọ Xuân, chia sẻ: Bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số một của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; xây dựng NTM cũng chính là thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Tập thể lãnh đạo, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện nhận thức rõ chủ thể xây dựng NTM chính là nhân dân. Nhưng bằng cách nào để “chủ thể” hiểu được trách nhiệm, vai trò to lớn của mình là cả một vấn đề. Bởi theo ông Minh, từ trước đến nay, hầu hết trong các chương trình, mục tiêu quốc gia, khi triển khai đến nông thôn phần lớn đều được Nhà nước bao cấp. Vì vậy, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã ăn sâu bén rễ trong suy nghĩ của đại bộ phận nhân dân.

Muốn xóa bỏ tư tưởng trên không có con đường nào khác ngoài hình thức tuyên truyền. Công tác tuyên truyền được đặt lên vị trí tiên phong để người dân hiểu, từ đó người dân khẳng định và thể hiện quyền làm chủ của mình trong xây dựng NTM, đồng thuận vào cuộc cùng chính quyền thực hiện xây dựng NTM. Đây chính là “thắng lợi” to lớn trong công tác tư tưởng mà huyện Thọ Xuân đạt được bởi sự định hướng, cách thực hiện sáng tạo và đúng đắn.


Cảng hàng không Thọ Xuân đi vào hoạt động mở ra vận hội mới cho huyện Thọ Xuân

Tính đến cuối năm 2012, nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện là trên 758 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của nhân dân lên tới 523 tỷ đồng (chiếm 69%).

Thọ Xuân là huyện có diện tích rộng, dân số đông so với các địa phương khác trong tỉnh, với 38 xã và 3 thị trấn. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các xã không đồng đều. Bởi vậy, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện phải thận trọng, cân nhắc trước khi lựa chọn các xã đưa vào danh sách xã điểm xây dựng NTM của tỉnh, huyện.

Với mục đích và mong muốn xây dựng NTM từ xuất phát điểm thấp, sau đó sẽ nhanh chóng nhân rộng ra các xã trong toàn huyện; Thọ Xuân lựa chọn xã có điều kiện kinh tế trung bình để làm điểm. Xuân Giang là một trong những xã khó khăn được huyện tin tưởng lựa chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh.

Ông Lê Văn Chế, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, cho biết: Chọn Xuân Giang - xã khó khăn để làm điểm xây dựng NTM của tỉnh là cách làm riêng, đặc biệt của huyện Thọ Xuân. Đây là niềm vinh dự, tự hào song cũng đặt lên vai Đảng bộ, chính quyền cùng toàn thể nhân dân Xuân Giang trọng trách nặng nề.

Hay như xã Thọ Xương, là xã bán sơn địa và cũng hết sức khó khăn của huyện. Ban đầu, xã được ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện có kế hoạch đưa vào xã điểm. Tuy nhiên, xét thấy còn có nhiều rào cản nên xã chưa mạnh dạn nhận nhiệm vụ. Bởi vậy, trong danh sách các xã điểm của tỉnh, huyện chỉ có 8 xã mà không có Thọ Xương.

Tuy nhiên, Thọ Xương vẫn phát động trong tập thể cán bộ, các tổ chức chính trị, xã hội cùng nhân dân quyết tâm thực hiện xâu dựng NTM. Sau hai năm lẳng lặng triển khai thực hiện, Thọ Xương đạt được những kết quả vượt trội: 13/17km đường GTNT; 14/17km kênh mương nội đồng được nhựa hóa, bê tông hóa; xây dựng được 13/15 nhà văn hóa thôn; đưa được 103/110 hộ sông nước lên làm ăn, sinh sống ổn định trên bờ….

Tính đến cuối năm 2012, xã Thọ Xương đã hoàn thành 13/19 tiêu chí, trở thành điển hình của huyện Thọ Xuân, được bổ sung vào danh sách các xã điểm xây dựng NTM của huyện.

Trong quá trình triển khai, tùy từng thời điểm, Thọ Xuân còn sáng tạo nhiều cách làm hay, chủ động và thiết thực để đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Đó là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đưa ngành nghề nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.

Cùng với đó, huyện phân công trách nhiệm cho cán bộ chỉ đạo đến từng đơn vị xã, thị trấn. Hằng năm, kết quả xây dựng NTM là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phong trào thi đua và nhận xét, đánh giá tập thể và cán bộ của huyện.

Chia tay chúng tôi, ông Minh khẳng định: Trong năm 2013, Thọ Xuân sẽ có 3 xã cán đích, gồm Xuân Giang, Hạnh Phúc và Thọ Xương; đến năm 2015, các xã điểm còn lại sẽ hoàn thành xây dựng NTM…
 

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,552
  • Tổng lượt truy cập92,650,216
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây