Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo bền vững từ hỗ trợ tam nông

Thứ ba - 14/06/2016 22:09
Tỉnh Gia Lai có 26 xã thuộc 5 huyện vùng khó được hưởng lợi từ Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn là K'Bang, Konchoro, Krôngpa, Ia Pa và Đăk Đoa.

Trong 5 năm qua, các xã được hưởng lợi từ dự án đã có thêm nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết để phát triển sản xuất, ổn định và từng bước nâng cao mức sống, thoát nghèo mang tính bền vững cao. Hơn 16.000 hộ nghèo và cận nghèo tại 26 xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người J'rai và Bahnar chủ động tham gia các hoạt động của dự án và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại các xã từ 54,11% năm 2011 đến nay đã giảm xuống còn 25,6%.

Thoat ngheo ben vung tu ho tro tam nong - Anh 1

Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hàng hóa ở Gai Lai. Ảnh: Vũ Hưng

Dự án đã triển khai thực hiện tập trung vào năng lực phát triển kinh tế theo định hướng thị trường; phát triển và hợp tác với khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp... Các xã đã hình thành được hàng trăm nhóm chung sở thích để cùng nhau phát triển các mặt hàng, gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tạo nên các chuỗi hàng hóa phù hợp với từng vùng. Huyện Krôngpa phát triển chuỗi nuôi và vỗ béo bò; huyện K'Bang trồng mía, huyện Đăk Đoa trồng cà phê, huyện Ia Pa trồng mì (sắn)... Trước mắt, có 7 doanh nghiệp trực tiếp tham gia cùng với gần 2.000 hộ nông dân để phát triển các ngành hàng, đồng thời kết nối thị trường cho hàng ngàn hộ nông dân cùng chung nhóm sở thích với nhiều doanh nghiệp nông nghiệp khác.

Dự án còn đầu tư xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng 166 công trình phục vụ đời sống và sản xuất của người dân tại 26 xã trong vùng dự án, gồm 10 km kênh mương thủy lợi, 40 km đường giao thông nông thôn, khai hoang gần 70 ha đất canh tác... Hầu hết, các công trình đều phát huy tác dụng, người nghèo có thêm quỹ đất để phát triển sản xuất, có nguồn nước tưới ổn định và đi lại thuận lợi trong cả hai mùa mưa - nắng.

Văn Thông
Tin Tức TTX

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại61,666
  • Tổng lượt truy cập88,740,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây