Học tập đạo đức HCM

Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 29/04/2014 04:13
Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn tỉnh ta có sự chuyển biến tích cực, kinh tế phát triển, bộ mặt các vùng quê có nhiều đổi thay khởi sắc. Có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp phải kể đến vai trò tích cực của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn.

Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt, chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vai trò chủ thể, là người hưởng lợi trực tiếp trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện phương châm "Nông dân hiến kế, hiến của, hiến công", nông dân đã đóng góp hàng trăm nghìn ngày công, hàng chục tỷ đồng, sửa chữa, xây dựng, duy tu, nâng cấp đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng và các công trình phúc lợi ở nông thôn. Tham gia thực hiện tốt các chương trình "Kiên cố hóa trường học", "Bê tông hóa kênh mương", "Cải thiện nhà ở cho hộ nghèo"...

Nét nổi bật của xây dựng nông thôn mới là thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư.  Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp, chỉ đạo, vận động cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Số làng, bản, tiểu khu đạt chuẩn văn hoá, số hộ gia đình hội viên nông dân đạt gia đình văn hoá ngày càng tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 85% hộ nông dân được công nhận gia đình văn hoá. Cán bộ công chức, viên chức các cấp Hội đã phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng cơ quan xanh, sạch, đẹp, xây dựng phong cách, lề lối làm việc khoa học, văn hóa công sở.

Nông dân xã Sen Thuỷ, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng.
Nông dân xã Sen Thuỷ, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng.

Để góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, hàng năm các cấp Hội đã vận động nông dân ký cam kết phấn đấu xây dựng theo tiêu chí gia đình văn hóa, làng văn hóa. Phong trào được phát triển đều khắp cả bề rộng lẫn chiều sâu, số hộ gia đình nông dân được công nhận gia đình văn hóa được giữ vững và không ngừng tăng lên.

Trong đó có những làng văn hóa tiêu biểu như: làng văn hóa Quảng Xá (Tân Ninh, Quảng Ninh), làng văn hóa Đại Phong (Phong Thủy, Lệ Thủy), làng văn hóa Tân Tiến (Hóa Tiến, Minh Hóa), làng văn hóa Tiểu khu 3 (Đồng Lê, Tuyên Hóa), làng văn hóa Thuận Hòa (Thuận Đức, Đồng Hới), làng văn hóa Di Lộc (Quảng Tùng, Quảng Trạch), làng văn hóa Đinh Lễ (Vạn Trạch, Bố Trạch). Qua đó, nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện nghiêm túc, nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được hạn chế.

Thời gian sau cơn bão số 10, năm 2013 đến nay chỉ mới 6 tháng, là thời gian chưa dài để khắc phục hậu quả rất nặng nề do bão gây ra, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc nên các vùng nông thôn tỉnh ta cơ bản đã ổn định lại sản xuất. Điều đáng phấn khởi là nhờ sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, tổ chức Mặt trận nên kỳ giáp hạt năm nay đời sống của đại bộ phận nông dân vẫn ổn định, không có tình trạng thiếu đói gay gắt xảy ra, không còn tình trạng bỏ ruộng hoang như vụ đông-xuân năm 2012-2013.

Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của các cấp chính quyền; tích cực hưởng ứng có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Thể hiện rõ nét nhất là nông dân tích cực tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

Trồng sắn nguyên liệu ở Bố Trạch.
Trồng sắn nguyên liệu ở Bố Trạch.

Có được kết quả đó phải nói đến vai trò tích cực tuyên truyền vận động của Hội Nông dân các cấp. Hội đã đổi mới nội dung hình thức công tác tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới. Các xã, thôn, bản duy trì tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, lồng ghép trong các cuộc họp chi bộ thôn, xóm, các cuộc họp chính quyền, đoàn thể và trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư để vận động nông dân tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả vai trò của Hội Nông dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới là huyện Bố Trạch. Hội Nông dân huyện gắn việc xây dựng nông thôn mới với việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã mang lại những hiệu quả tích cực. Đến nay toàn huyện đã có 28/28 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó có 17 xã phê duyệt quy hoạch chi tiết, đạt 61%. Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới gần 180 tỷ đồng. Toàn huyện có 3  xã đạt từ 13 đến 16 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí, 17 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Nhiều địa phương trong huyện đã có những đổi thay tích cực cả về diện mạo và chất lượng đời sống nhân dân cũng như phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.  

Đặc biệt nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, bước đầu mang lại kết quả quan trọng. Kết quả rõ nét nhất là nông dân trong tỉnh tự nguyện hiến đất, hiến ngày công, đóng góp tiền của để xây dựng hạ tầng nông thôn. Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay bình quân toàn tỉnh đạt 8,9 tiêu chí/ xã, tăng 5,3 tiêu chí so với trước khi triển khai, trong đó có 1 xã đạt 19 tiêu chí (Quang Phú, Đồng Hới); có 54 xã đạt 10 tiêu chí trở lên, đặc biệt số xã đạt dưới 5 tiêu chí giảm mạnh (giảm 93 xã trước triển khai). Toàn tỉnh đã có 20.415 hộ đã tự nguyện hiến 1.431.452m2 đất, giá trị 97.690 triệu đồng; 26.740 hộ tự nguyện phá dỡ 287.074m hàng rào, giá trị 26.373 triệu đồng và các tài sản khác gần 35 tỷ đồng...

Từ kết quả ban đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới như hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế được đầu tư nâng cấp, vệ sinh môi trường được chú trọng, người dân phấn khởi, tin tưởng vào  sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Phong trào xây dựng nông thôn mới lan toả đến tận các vùng sâu vùng xa vùng công giáo, dân tộc, góp phần làm thay đổi diện mạo các vùng quê trong tỉnh.

Theo baoquangbinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập782
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm772
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,380
  • Tổng lượt truy cập93,159,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây