Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Thịnh còn nhiều trăn trở

Thứ sáu - 04/08/2017 04:52
Người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có niềm tự hào chính đáng từ khi có cây cầu hoành tráng được mang tên xã mình: Cầu Vĩnh Thịnh.

Cây cầu vừa tạo cảnh quan đẹp, lại vừa là đầu mối giao thông quan trọng từ Thủ đô Hà Nội sang tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh phía bắc. Kinh tế có phần phát triển, khởi sắc hơn, khi Vĩnh Thịnh đang tự tin về đích trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)…

10-50-29_img_0010
Đường làng rộng thoáng, được bê tông hóa

Các cụ đã nói: “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Vĩnh Thịnh có cái lợi thế là cận giang (sông). Phía tây giáp sông Hồng. Phía bắc giáp tả đê sông Hồng. Con sông lớn của các tỉnh phía bắc, đã bồi đắp phù sa màu mỡ, phì nhiêu cho các tỉnh ven sông. Bởi thế mà đất đai ở Vĩnh Thịnh, nhất là ở ven sông Hồng, có thể nói đều là “bờ xôi ruộng mật”, cây cối lúc nào cũng xanh tốt bời bời.

Trong chương trình xây dựng NTM với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Vĩnh Thịnh, đầu năm 2017, xã được tỉnh công nhận đạt 19/19 tiêu chí NTM. Tuy nhiên, do còn nợ xây dựng cơ bản, nên xã chưa được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Với quyết tâm cao, Vĩnh Thịnh phấn đấu đạt chuẩn trong năm nay.

Trong việc xây dựng NTM, Vĩnh Thịnh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các tuyến giao thông nông thôn. Tiếp tục đôn đốc các thôn tăng cường quản lý các tuyến giao thông đã được bàn giao, chủ động giao tuyến đường tự quản cho các tổ chức để giải quyết tình trạng lấn chiếm hành lang đường và vệ sinh đường làng ngõ xóm hàng tháng. Bê tông hóa đường giao thông nội đồng. Làm mới hệ thống thoát nước…

Một công tác trọng tâm trong xây dựng NTM ở Vĩnh Thịnh, là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Sáu tháng đầu năm 2017 đã có 6.962 lượt người đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Theo dõi tăng trưởng cho trẻ em dưới 5 tuổi là 1.089 cháu, suy dinh dưỡng là 87 cháu. Tổ chức tiêm chủng và uống thuốc cho 687 cháu, cấp thẻ và đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi là 85 cháu…

Là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp, nên dân Vĩnh Thịnh rất cần cù, chịu khó và cũng rất năng động, sáng tạo. Theo ông Nguyễn Phùng Xuân – quyền Chủ tịch UBND xã – kinh tế VAC rất phát triển. Đặc biệt ngay từ năm 2010, phong trào làm kinh tế trang trại đã hình thành. Cũng từ năm này, phong trào chăn nuôi bò sữa bắt đầu phát triển.

10-50-29_img_0007
Chăn nuôi bò sữa đang phát triển

Nếu như “cái nôi” về bò sữa ở Vĩnh Phúc là Vĩnh Tường (chiếm 90% tổng đàn trong tỉnh) thì “cái nôi” về bò sữa của Vĩnh Tường chính là Vĩnh Thịnh. Người dân tận dụng bờ mương, bờ ao, bờ đường giao thông để trồng cỏ voi. Do đó việc chăn nuôi bò sữa thành phong trào sâu rộng.

Hiện nay Vĩnh Thịnh có hơn 4.900 con bò sữa và bò hậu bị. Nhà nào nuôi ít nhất cũng từ 3 đến 4 con. Nhà nhiều tới 20 – 30 con. Bình quân mỗi con bò trong thời gian khai thác, cho từ 6 đến 6,5 tấn sữa/chu kỳ. Nuôi bò sữa giúp đời sống người dân nâng lên rõ rệt. “Đầu ra” lại luôn ổn định, nên là sức hấp dẫn rất lớn.

Nuôi bò sữa cũng kéo theo một hệ lụy, đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Chất thải từ chăn nuôi khiến nguồn nước sạch đang bị đe dọa. Tập quán chăn nuôi ở địa phương còn rất lạc hậu. Đại đa số khu chuồng trại gắn liền với khu dân cư. Chỉ có số ít lập thành trang trại, chuồng trại tách hẳn khu dân cư, chăn nuôi theo kiểu công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Chất thải của gia súc, bước đầu đã có hướng xử lý, như nuôi giun quế, chế biến thành phân bón,… nhưng chưa phổ biến.

Hướng tới ở xã Vĩnh Thịnh, là dần dần đưa chăn nuôi nhỏ lẻ thành trang trại, tách rời khu dân cư và chăn nuôi, chế biến đi đôi với bảo vệ môi trường. Nhưng vẫn còn phải chờ…


Theo: Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập879
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,919
  • Tổng lượt truy cập93,140,583
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây