Học tập đạo đức HCM

Xây dựng chính sách dài hơi

Thứ sáu - 27/11/2015 04:21
5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xứ Thanh đổi thay rõ nét cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (thứ 2 từ phải sang) đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và người dân Thanh Hóa trong xây dựng NTM


Để có góc nhìn tổng quan hơn quá trình “vượt lên chính mình” của Thanh Hóa những năm qua, NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh.
 

110 xã hoàn thành 19 tiêu chí

Xin ông cho biết, 5 năm qua Thanh Hóa đã thu được gì từ Chương trình MTQG xây dựng NTM?

Ngay từ những ngày đầu triển khai, Thanh Hóa tăng cường chỉ đạo từ công tác tư tưởng đến cụ thể hóa hành động theo phương châm “để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
 

Kết quả đạt được có cả hữu hình và vô hình nhưng trước hết, có thể nói đây là Chương trình MTQG được nhân dân đồng tình hưởng ứng; còn cán bộ cơ sở được rèn luyện gần dân, sát dân hơn; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc với nhiều mô hình SX kinh tế hàng hóa có hiệu quả được nhân rộng.
 

Tính đến nay bình quân toàn tỉnh đạt 13 tiêu chí/xã; có 110 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM (trong đó, 98 xã đã có quyết định công nhận, 12 xã đang thẩm định); 51 thôn, bản đạt chuẩn NTM; tổng nguồn lực huy động cho Chương trình đạt trên 27 nghìn tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp hơn 2 lần (đạt 17,9 triệu đồng) và tỷ lệ hộ nghèo ở mức 10,92% (giảm 16,04%) so với khi bắt đầu triển khai Chương trình.
 

Công cuộc xây dựng NTM đã khắc phục rất lớn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, từ đó người dân tự nguyện đóng góp trên 7 nghìn tỷ đồng thực hiện các tiêu chí. Trong đó, trên 5 nghìn tỷ đồng tiền mặt; trên 280 tỷ đồng tiền vật tư, vật liệu; 35 nghìn ngày công lao động; hiến hơn 1.000 ha đất... Tiêu biểu phải kể đến các huyện: Yên Định, Nga Sơn, Như Thanh, Quảng Xương, Thọ Xuân...


Đối với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, các công trình thiết yếu như điện, đường, trường học, trạm xá đều được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, SX của người dân.
 

Riêng đề án phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân, ngoài các chính sách của Trung ương, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ như: hình thành mới trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt; chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp; hỗ trợ mua thiết bị cơ giới đồng bộ như máy cày, máy gặt đập liên hợp..., góp phần đưa tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 4%; xây dựng 784 mô hình phát triển SX mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 

Chính sách "kích cầu"

Là tỉnh đất rộng, người đông chắc chắn có những thuận lợi nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có không ít vướng mắc. Vậy, Thanh Hóa làm thế nào biến vướng mắc, khó khăn thành lợi thế?

Thanh Hóa có khoảng 3,5 triệu người (đứng thứ 3 so với cả nước) với 573 xã/637 xã, phường, thị trấn thực hiện xây dựng NTM, trong đó, 210 xã miền núi có xuất phát điểm thấp, chưa tự cân đối được ngân sách. Năm 2010 bắt tay thực hiện Chương trình, bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 4,7 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn ở mức 8,9 triệu đồng/người (thấp hơn gần 4 triệu đồng so với bình quân cả nước); tỷ lệ hộ nghèo 26,96% (cao hơn 1,5 lần so với tỷ hộ nghèo của cả nước).
 

Đối mặt với những khó khăn trên, ngay khi tiếp cận các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, chúng tôi đã nghiên cứu, tiếp thu một cách chủ động, chọn lọc, không rập khuôn, máy móc. Lúc này, Trung ương cũng chưa có tài liệu tuyên truyền, tập huấn mang tính hệ thống nhưng Thanh Hóa chủ động biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở.
 

Kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh đến cơ sở giao cho Bí thư cấp ủy làm trưởng ban (thay vì Chủ tịch UBND làm Trưởng BCĐ theo hướng dẫn của Trung ương). Đây là điều kiện thuận lợi để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và động viên nhân dân chung sức xây dựng NTM. Song song với đó, Thanh Hóa ban hành hướng dẫn lập quy hoạch ‘‘3 trong 1” nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho các xã.
 

Đối với chính sách ‘‘kích cầu”, ngoài nguồn vốn của Trung ương, Thanh Hóa ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù như: Hỗ trợ xi măng để làm đường GTNT, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn. Những xã có khả năng đạt chuẩn, tỉnh hỗ trợ xây dựng các công trình cần nguồn vốn lớn như trạm y tế; trung tâm văn hóa - thể thao; trụ sở xã. Đồng thời, có chính sách ‘‘thưởng” các xã về đích sớm mỗi xã 1 tỷ đồng nhằm động viên, khuyến khích.
 

Với những xã nằm trong danh sách đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt được hưởng 100% thu tiền sử dụng đất. Riêng các xã miền núi, Thanh Hóa sáng tạo xây dựng mô hình thôn, bản NTM để phù hợp với điều kiện về nguồn lực, làm hạt nhân nhân ra diện rộng.

Nói chung, thuận lợi hay khó khăn thì địa phương nào cũng có, nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người; cần có sự đoàn kết, đồng thuận từ cán bộ đến người dân.
 

Nghiêm cấm vay quá nhiều

Vừa qua có một số xã đạt chuẩn có biểu hiện chạy theo thành tích, tiêu chí thiếu tính bền vững. Xin ông cho biết BCĐ tỉnh đã có giải pháp gì để chấn chỉnh?

Đúng là trong quá trình thực hiện Chương trình một số xã có nôn nóng, muốn về đích sớm nên huy động nhiều ở sức dân; đầu tư vượt khả năng nguồn lực dẫn đến nợ đọng, đề nghị thẩm định nhưng chưa quan tâm duy trì các tiêu chí bền vững.


Ngay khi phát hiện tình trạng trên, Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo, quán triệt các địa phương thực hiện theo đúng Công văn 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về huy động vốn đóng góp của người dân trong xây dựng NTM; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 25/5/2015 về việc tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

3140038654

3140038654

 

Ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN - PTNT Thanh Hóa

Yêu cầu các địa phương cam kết đảm bảo vốn đối ứng trước khi xây dựng công trình; đối với những xã đi vay để đầu tư thì phải có kế hoạch khả thi trong việc trả nợ và phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền; nghiêm cấm việc vay quá nhiều để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM trong khi không có nguồn để trả nợ.


Thực hiện nghiêm túc quy trình công nhận xã đạt chuẩn theo Thông tư 40/2014 của Bộ NN-PTNT nhằm đảm bảo tính khách quan, dân chủ trong công tác công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Đối với tình trạng một số xã không duy trì tiêu chí sau khi đạt chuẩn, tỉnh đã và đang chỉ đạo các huyện xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí thông qua chính sách hỗ trợ mỗi xã sau khi đạt chuẩn 1 tỷ đồng để tiếp tục duy trì, nâng cao tiêu chí.
 

Được biết, Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII đã xây dựng nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM (giai đoạn 2016- 2020), xin ông cho biết cụ thể hơn các chính sách này?

Từ nay đến 2020 Thanh Hóa đặt mục tiêu có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM. Do đó, ngoài việc huy động tối đa nguồn lực từ các chương trình dự án của nhà nước, của tỉnh và người dân, giai đoạn 2016 - 2020 chúng tôi đã và đang tham mưu xây dựng các chính sách mang tính dài hơi ưu tiên cho phát triển nông nghiệp nói chung và Chương trình NTM nói riêng, cụ thể:
 

Có 2 chính sách đã ban hành, gồm: Quyết định 3301/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 về hỗ trợ các xã nằm trong danh sách đăng ký, có khả năng đạt chuẩn được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng trụ sở xã (3,5 - 4,5 tỷ/công trình xây mới; 1-1,3 tỷ/công trình nâng cấp, cải tạo); trung tâm văn hóa - thể thao xã (3,5 - 4,5 tỷ/công trình xây mới); trạm y tế xã (1,8 - 2,2 tỷ/công trình xây mới; 550 - 650 triệu đồng/công trình nâng cấp, cải tạo); hỗ trợ xã đạt chuẩn NTM 1 tỷ đồng; hỗ trợ thôn, bản đạt chuẩn 100 triệu đồng và Quyết định 4312/2015/QĐ-UBND ngày 27/10/2015, khen thưởng cho các huyện, xã, thôn, bản; các DN, tổ chức kinh tế; cá nhân, hộ gia đình; sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng NTM. Trong đó, thưởng cho các huyện có thành tích tiêu biểu công trình phúc lợi trị giá 500 triệu - 3 tỷ đồng; các xã tiêu biểu 100 - 500 triệu đồng; thôn, bản tiêu biểu 50 triệu đồng.
 

Hiện có 3 cơ chế, chính sách đang trình ban hành, gồm: Chính sách phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; cơ chế hỗ trợ các xã xây dựng NTM được hưởng 70% tiền sử dụng đất trong thời gian 5 năm; chính sách kiên cố hóa đường xã, thôn bản, một số công trình trên đường.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập935
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,966
  • Tổng lượt truy cập93,142,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây