Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Đường về đích còn xa

Thứ bảy - 31/10/2015 09:23
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 21 xã bãi ngang, ven biển. Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây vô cùng gian nan và “rối như tơ vò”.

Như chúng tôi đã nêu trong những bài viết trước về những bất cập trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đó là việc quy hoạch chắp vá, chồng chéo. Các xã nông thôn mới na ná giống nhau. Một số địa phương chạy theo thành tích, nóng vội trong thực hiện, huy động quá mức sức dân, gây bất bình trong nhân dân. Rồi chuyện cán bộ tiêu cực gây mất niềm tin người dân...

Trong giai đoạn tới, chương trình này xác định rõ mục tiêu đến năm 2020, trên 50% số xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; Thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 21 xã bãi ngang, ven biển. Đời sống người dân nơi đây ở mức thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở những nơi này vô cùng gian nan, có lúc “rối như tơ vò”.

“Đến giờ này chúng tôi mới chỉ được 1 xã ở ven biển. Đó là xã Phổ Vinh đủ điều kiện để được công nhận nông thôn mới. Còn các xã ven biển khác điều kiện hiện nay rất là khó khăn”- ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giãi bày.

Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều địa phương. Báo cáo của Văn phòng Điều phối Trung ương cũng nêu lên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền và các tỉnh trong cả nước. Tỉnh Quảng Nam nhiều năm nay đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho 40 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới với tổng mức đầu tư khoảng 700 đến 800 tỷ đồng. Hiện vẫn còn gần 200 xã cần tiếp tục đầu tư để đạt các tiêu chí về nông thôn mới.

Trong lúc đó, hầu hết những xã này tập trung ở miền núi, điều kiện giao thông cách trở, dân cư thưa thớt. Vì thế, việc ổn định sản xuất của người dân đã khó, công tác xóa đói, giảm nghèo ở các xã này còn gian nan hơn.

 

 
xay dung nong thon moi: duong ve dich con xa hinh 0
Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam 

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị: “Sắp đến có một số vấn đề cần đặt ra để thảo luận tiếp. Trong số 19 tiêu chí, có một số tiêu chí rất khó đạt được và kéo dài. Chúng ta cần phải rà soát và xử lý kịp thời về mặt chính sách. Ví dụ như những tiêu chí về vấn đề giảm nghèo, đó là một tiêu chí hết sức khó, và khả năng giảm nghèo năm nay, tái nghèo năm sau và những năm sau nữa cũng là một vấn đề dễ xảy ra. Tiêu chí thứ 2 là đảm bảo cơ sở hạ tầng. Có thể năm nay mình làm được cơ sở hạ tầng, nhưng việc xuống cấp cơ sở hạ tầng sau nông thôn mới, và việc bảo trì, bảo dưỡng phải tốn lượng kinh phí tương đối lớn”.

“Đạt là một thành tích phấn đấu rất kỳ công, nhưng giữ được là vấn đề rất khó khăn. Hiện điều kiện của các xã còn lại ở Quảng Nam tập trung ở miền núi. Cho nên vấn đề đặt ra cho xóa đói, giảm nghèo cho các xã này để về đích đạt được chỉ tiêu về đời sống và ổn định lâu dài là vấn đề gian nan đối với Quảng Nam ”- ông Thu thừa nhận.

 

Từ thực tế của địa phương, ông Phạm Quyền, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên-Huế còn nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và môi trường của nông thôn là điều quá khó. Lâu nay, cán bộ cơ sở thực hiện chương trình nông thôn mới thường nghiêng về đầu tư hạ tầng, ít chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao đời sồng người dân.

Theo ông Phạm Quyền, xây dựng nông thôn mới cần tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.

“Nếu xây dựng nông thôn mới mà đời sống của người dân không tăng lên, người nghèo vẫn còn nhiều việc xây dựng nông thôn cũng không có ý nghĩa gì lớn. Vì vậy, trong thời gian tới chương trình lấy phát triển sản xuất làm gốc và lấy tiêu chí tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo để vừa làm động lực vừa làm mục tiêu để xây dựng chương trình đi vào chiều sâu và có tính bền vững.”- ông Phạm Quyền kiến nghị.

Đã nhiều năm gắn bó với nông thôn mới, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho rằng, đây là một chương trình lâu dài chứ không phải phong trào, càng không thể “đầu voi đuôi chuột”.

 

Ông Hồ Xuân Hùng nhận xét: “Trước hết là phải rút ra được những thiếu sót để bổ sung, cứu ngay những yếu điểm. Thứ 2, phải điều chỉnh lại cách làm, sao cho phù hợp với thực tiễn. Thứ 3, phải nói cho mọi người biết rằng, đây là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và dân, không thể nôn nóng được. Không thể vừa làm mà đòi xong ngay được mà phải kiên trì. Nhưng kiên trì không có nghĩa kiên trì một cách vô thời hạn được. Chúng ta phải xác định rõ cách làm của từng tổ chức, từng cá nhân, từng gia đình, đoàn thể để lựa từng việc mà làm cho phù hợp”.

Khi đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình đã yêu cầu các địa phương không được huy động quá mức sức dân; đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính và các địa phương chấn chỉnh ngay tình trạng huy động người dân đóng góp theo kiểu chia đều.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị, đối với những vùng nghèo, Nhà nước phải hỗ trợ đến 95%, không thể huy động người dân đóng góp quá nhiều như thời gian qua.

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã tổ chức xong Đại hội Đảng bộ địa phương. Nghị quyết Đại hội của các Đảng bộ địa phương đều xác định rõ, phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây thực sự là chỉ tiêu rất khó hoàn thành nếu không tiếp tục có sự nỗ lực, chung tay góp sức của toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu cứ chạy theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội mà không căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để huy động nguồn lực một cách phù hợp cũng rất dễ mắc phải những khuyết điểm như thời gian vừa qua.

Kinh nghiệm từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, các quốc gia này phải mất từ 50 đến 70 năm mới có thể hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Vì thế, chúng ta cũng cần thời gian đủ dài để kiến thiết lại nông thôn mới Việt Nam./.

Theo Nhóm PV/VOV – Miền Trung
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập818
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại749,508
  • Tổng lượt truy cập93,127,172
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây