Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Sau bão, nhiều xã gặp khó

Thứ sáu - 15/12/2017 03:26
Năm 2017, toàn tỉnh Khánh Hòa có 9 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Bằng sự nỗ lực rất lớn, cả 9 xã đều cơ bản hoàn tất các chỉ tiêu đạt chuẩn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, hành trình NTM của nhiều xã trở nên dài hơn.

3 xã “đậu vớt”


Theo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn, trong số 9 xã đăng ký, có 6 xã đã hoàn tất 19 tiêu chí NTM gồm: Xuân Sơn, Vạn Phú (huyện Vạn Ninh), Cam Hòa, Cam Hiệp Bắc (huyện Cam Lâm) và Diên Hòa, Diên Toàn (huyện Diên Khánh). 3 xã còn lại đều thuộc thị xã Ninh Hòa gồm: Ninh Bình, Ninh Đông và Ninh Hưng chỉ còn thiếu một vài chỉ tiêu trong tiêu chí trường học. Cụ thể, Trường Mầm non Ninh Bình có khu vực nhà bếp chưa đảm bảo quy trình bếp ăn vận hành 1 chiều. Tại Ninh Hưng, hệ thống khối văn phòng trường tiểu học xuống cấp, thiếu tường rào bảo vệ và bộ phận y tế, đoàn, đội đang được bố trí chung 1 phòng. Ở xã Ninh Đông, trường mầm non chưa có khối văn phòng hành chính quản trị, thiếu hệ thống tường rào và 2 phòng học đang xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho dạy và học.

 

Theo lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, tính đến tháng 10-2017, Ninh Hòa đã hoàn tất việc bố trí vốn đầu tư các hạng mục liên quan đến các trường học này. UBND thị xã cũng đã có văn bản gửi Hội đồng thẩm định NTM tỉnh xem xét, cam kết hoàn thành các công trình này trong quý I/2018.

 

Chăm sóc vườn rau ở Ninh Đông (Ninh Hòa)

Chăm sóc vườn rau ở Ninh Đông (Ninh Hòa)

 

Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017 đã cân nhắc, dựa trên nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là việc cam kết của UBND thị xã Ninh Hòa về hoàn thành các hạng mục liên quan đến trường học trong quý I/2018. 3 xã ở Ninh Hòa cũng có các tiêu chí khác đạt cao, đặc biệt cư dân của 3 xã này đã đạt đến mức thu nhập bình quân từ 31,8 đến 32,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,08 - 3,5%; các xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Ngoài việc các xã đều có hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, ở Ninh Bình còn có tổ hợp tác sản xuất lúa giống Phụ Đằng đã tổ chức được mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống với nông dân trên địa bàn xã. Ở Ninh Hưng là mối liên kết giữa những người trồng mía với nhà máy đường. Còn xã Ninh Đông, ngoài mô hình rau sạch theo chuẩn VietGAP có sự liên kết với các đơn vị tiêu thụ, nơi đây cũng đã hình thành được một tổ hợp tác chuyên sản xuất lúa giống, liên kết với hợp tác xã nông nghiệp của xã trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.


Thực tế trên cho thấy, tuy còn một số chỉ tiêu phải tiếp tục hoàn thành, nhưng đây đều là những nhiệm vụ không mấy khó khăn. Các chỉ tiêu quan trọng nhất về kinh tế, xã hội đều đã đạt chuẩn, nên Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đồng ý đưa 3 xã ở Ninh Hòa vào danh sách tham mưu UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017.

 

Tiếc cho Xuân Sơn


Không phải là xã được đưa vào kế hoạch đạt chuẩn trong năm nay, nhưng trong kế hoạch đăng ký NTM năm 2017 có một số điều chỉnh nên xã Xuân Sơn được đưa vào phút cuối. Với khởi phát chỉ vỏn vẹn 13 tiêu chí, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng quá trình nỗ lực của Xuân Sơn đã được khẳng định. “Xuân Sơn là xã miền núi. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nơi đây cũng đã hình thành được một số hướng phát triển kinh tế. Ở khu vực đồng bằng là hoạt động trồng lúa, lúa giống. Đất triền đồi được trồng keo, điều, mía. Gần đây, người dân đã phát triển các loại cây ăn quả mang về giá trị kinh tế cao như: bưởi da xanh, mãng cầu, dừa xiêm, chuối… Một số cây trồng đã hình thành được tổ hợp tác, bước đầu ổn định và dần chuyển sang hình thái kinh tế mới, thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, người dân còn có thêm thu nhập từ mỏ đá của xã, nhiều hộ còn phát triển chăn nuôi heo, bò để cải thiện kinh tế”, ông Đỗ Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn chia sẻ.


Với những khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, cùng với nguồn lực đầu tư tương đối lớn dành cho xã đăng ký đạt chuẩn NTM, Xuân Sơn đã dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân của người dân đạt hơn 31 triệu đồng/người/năm. Theo Văn phòng điều phối NTM tỉnh, trong năm 2017, Xuân Sơn là một trong số ít xã có sự phát triển vượt bậc, Ban điều phối đang cân nhắc để tham mưu UBND tỉnh ra quyết định khen thưởng trước những nỗ lực của xã. Đây cũng là xã hoàn thành sớm nhất các hồ sơ thẩm định liên quan đến chương trình NTM 2017.

 

Sau cơn bão số 12, người dân xã Ninh Đông (Ninh Hòa) tích cực khôi phục vùng rau

Sau cơn bão số 12, người dân xã Ninh Đông (Ninh Hòa) tích cực khôi phục vùng rau

 

Đáng tiếc, cơn bão số 12 đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cho Xuân Sơn. Mặc dù trước cơn bão, Xuân Sơn đã hoàn thành 19 tiêu chí ở mức khá cao, nhưng sau bão, 3 trường học bị tốc mái; chợ, trạm y tế cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự; hệ thống điện, viễn thông, đường ống nước… bị hư hỏng, gãy đổ nặng nề. Các hạng mục này có thể khắc phục được, nhưng hệ thống nhà văn hóa xã và nhà văn hóa của cả 4 thôn đều bị hư hỏng rất nặng. Đặc biệt, xã có 41 nhà sập hoàn toàn, số còn lại bị hư hỏng nặng và chủ yếu rơi vào hộ nghèo, cận nghèo nên công tác khắc phục cần nhiều thời gian và nguồn lực hơn. Ông Đỗ Văn Thắng cho biết:


“Hiện nay, công tác khắc phục thiệt hại do bão đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhiều phía, nhất là việc hỗ trợ giống cây trồng, vốn để sớm khôi phục sản xuất. Trong đó, những diện tích cây lâu năm phải cần 4 - 5 năm nữa mới có thể khôi phục được như ban đầu. Đó là những thiệt hại tác động nhiều đến sinh kế của người dân cũng như các chỉ tiêu NTM của xã”.


Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự là trường hợp xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh. Xã đã bị đánh bật tới 6 tiêu chí so với thời điểm trước bão. Trước thực trạng này, Hội đồng thẩm định đã thống nhất 2 xã Vạn Phú và Xuân Sơn chưa đạt NTM trong năm nay. 2 xã này sẽ phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trên hành trình xây dựng NTM.


Hồng Đăng/baokhanhhoa.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập769
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm762
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,169
  • Tổng lượt truy cập93,158,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây