Học tập đạo đức HCM

Yên Bái với bài toán hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới

Thứ ba - 15/01/2013 04:32
2 tiêu chí mà Yên Bái gặp nhiều khó khăn nhất để hoàn thành đó là thu nhập và cơ cấu lao động.

Qua 2 năm triển khai, chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái đã tạo được phong trào thi đua sôi nổi của các cấp, ngành, địa phương và nhân dân. Tuy nhiên, với xuất phát điểm kinh tế -xã hội thấp, việc đạt 19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới ở tỉnh còn nhiều khó khăn.

2 tiêu chí khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn nhất và khó có thể đạt ở tỉnh Yên Bái là về thu nhập và cơ cấu lao động.

Lấy ví dụ từ xã Lâm Thượng, xã điểm xây dựng nông thôn mới ở huyện Lục Yên. Qua 2 năm triển khai, từ gần 2 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ xây dựng giao thông nông thôn và xây dụng mô hình sản xuất, cùng phát huy nội lực từ nguồn xã hội hóa, xã cũng mới chỉ đạt được kết quả rõ nét về mở đường giao thông nông thôn, với việc kiên cố gần 1,5 km ở 4 tuyến đường thôn, làm mới gần 8 km nền đường. Các mô hình nuôi trâu cái, lợn nái sinh sản cũng đang ở bước triển khai thí điểm.

Làm đường giao thông nông thôn ở Yên Bái (Ảnh: Báo Yên Bái)

Tuy được đánh giá là xã phát triển khá của huyện, nhưng tới hơn 80% trong số 1.200 hộ thuộc các dân tộc Tày, Dao, Kinh của xã đều làm nông nghiệp, cuộc sống chủ yếu nhờ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng. 

Những năm gần đây, nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường thâm canh tăng vụ, tạo nguồn thu từ kinh tế rừng, đời sống của người dân trong xã có tăng lên, nhưng vẫn còn khoảng 40% số hộ nghèo, cận nghèo. Số người dân nông nghiệp chuyển đổi sang lĩnh vực thương mại-dịch vụ vẫn còn ít ỏi. Vì thế việc giảm đến dưới 45% dân số nông nghiệp là khó thực hiện.

Ông Trần Văn Ước, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Thượng cho biết: “Để chuyển đổi cơ cấu đạt khoảng 45% lao động trong nông nghiệp là vấn đề gặp nhiều khó khăn đối với xã. Bởi với một xã chủ yếu là nông nghiệp thì chưa có điều kiện để chuyển đổi cho lực lượng lao động này. Địa phương vẫn đang loay hoay”.

Ngay như huyện Văn Yên, là huyện vùng quế nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, tại nhiều xã như Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Đông An… người dân đã tạo được sản phẩm hàng hóa từ quế xuất bán ra thị trường, nhưng đến hết năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người của các xã này, kể cả 4 xã được lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, đều chưa vượt quá con số 16,5 triệu đồng/người/năm - là mức thu nhập đầu người bình quân của tỉnh hiện nay.

Đấy là chưa kể những xã vùng cao, kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao thì việc đạt mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay còn khó, chưa nói đến phải tăng gấp 1,2 lần mức bình quân chung của tỉnh.

Ông Lê Huy Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Đông An, Văn Yên cho biết: “Đối với xã Đông An, tỷ lệ lao động trong nông thôn chiếm đến 79,5%. Nghề chính của họ là lao động nông lâm ngiệp, thủy sản, trình độ còn thấp nên để thực hiện tiêu chí tăng thu nhập bình quân đầu người là cả một vấn đề với xã”.

Qua 2 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Yên Bái mới có 50% số xã trong tổng số 151 xã trên địa bàn đáp ứng được tiêu chí về hệ thống điện, tức là có tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%; 90% số xã đáp ứng được tiêu chí về an ninh trật tự xã hội; khoảng 40% số xã đạt các tiêu chí về hệ thống chính trị, y tế, giáo dục... Những tiêu chí khác, các xã đều không đạt theo tiêu chí xây dựng nông thông mới.

Trong khi đó, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ có từ 15 - 20% số xã trong tỉnh đạt tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu đến 2015, mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 25 triệu đồng/người/năm.

Trong điều kiện tỉnh nghèo, việc đạt mục tiêu đề ra thực sự là những thách thức với tỉnh Yên Bái, vì cần có nguồn lực đầu tư rất lớn; bình quân một xã phải đầu tư khoảng 160 đến 200 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Yên Bái cho biết: “Ngành đang từng bước chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, như trồng lúa nương sang trồng ngô thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước áp dụng được tiến bộ kỹ thuật mới. Chúng tôi cũng hy vọng các tiêu chí này có thể đạt được ở một số xã, nhưng cũng không loại trừ một số xã vùng cao không thể đạt được các tiêu chí này”.

Mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, những khó khăn vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới đã được tỉnh Yên Bái tính đến. Nhưng để đạt được những mục tiêu này, ngoài phát huy nội lực, những địa phương như tỉnh Yên Bái cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía để cùng chung tay thực hiện chương trình./.

 
Theo VOV Online
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,698
  • Tổng lượt truy cập90,291,091
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây