Học tập đạo đức HCM

Yên Phong: Phát huy sự đồng lòng, đoàn kết

Thứ hai - 31/10/2016 00:07
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mặc dù chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng bộ mặt nông thôn của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã có nhiều thay đổi; kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, các công trình đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả…

Nông dân xã Thụy Hòa đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Nhiều thay đổi

Đông Thọ là xã được chọn làm điểm XDNTM của huyện Yên Phong. Từ địa phương thuần nông, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chỉ trong thời gian ngắn, Đông Thọ đã có nhiều thay đổi. Khắp nơi, từ đường làng, ngõ xóm đều xuất hiện những khẩu hiệu “Toàn dân tham gia XDNTM”, “Chung tay XDNTM”, “Diện mạo mới, sức sống mới trong XDNTM”… Trên các cánh đồng, từng ô, thửa ruộng đã được quy hoạch theo hướng dồn điền, đổi thửa, có thể phục vụ sản xuất hàng hoá. Các con đường xây dựng xung quanh cánh đồng cũng được bê tông hoá đủ rộng để các loại xe cơ giới phục vụ sản xuất có thể xuống đồng.

Đông Thọ chỉ là một trong nhiều địa phương đang thu được hiệu quả lớn từ phong trào XDNTM. Theo Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM Yên Phong, những năm qua, Yên Phong đã tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện XDNTM. Điểm đáng chú ý, khi triển khai chương trình, địa phương coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột phá. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được đẩy mạnh, toàn huyện có 17 thôn sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, thu hút 25.400 lao động. Có 3 thôn làm nghề kinh doanh tái chế phế liệu, 1 thôn cô đúc nhôm thu hút 1.500 lao động. Số hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp phát triển mạnh, toàn huyện có trên 10.000 hộ kinh doanh buôn bán cá thể. Trên 350 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH hoạt động làm ăn có hiệu quả, trên 320 hộ làm kinh tế mô hình trang trại VAC…   Toàn huyện có trên 17.000 phòng trọ cho 40.000 công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thuê

Yên Phong đã cơ giới hóa 98% khâu làm đất và đang đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Đến nay, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đạt trên 45% diện tích, giúp bà con giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu lao động mùa vụ, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát huy sự đồng lòng, đoàn kết

Phong trào XDNTM ở Yên Phong đã và đang lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, ủng hộ. Tùy theo tình hình, đặc điểm của từng địa phương, khu dân cư mà nhân dân có những cách làm sáng tạo. Trong thôn, trong xã thì không vượt quá sức dân; ngoài xã thì không phân biệt người giàu hay nghèo, người góp nhiều hay góp ít…, tất cả toàn dân đoàn kết chung tay XDNTM.

Đặc biệt, nhiều cá nhân tuy còn có khó khăn trong cuộc sống, nhưng sẵn lòng dành dụm góp hàng chục triệu đồng, hiến hàng trăm mét vuông đất ở để mở đường hoặc xây dựng công trình phúc lợi. Nhiều cụ cao tuổi tích cực vận động con cháu ủng hộ kinh phí cho thôn, cho xã để đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu. Hàng nghìn hộ làm ăn khá giả và con em công tác xa quê đã ủng hộ tiền của với giá trị hàng chục, hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng XDNTM. Nhiều cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong huyện cũng có những việc làm thiết thực tham gia cùng nhân dân làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, vệ sinh môi trường.

Tính đến hết năm 2015, Yên Phong có 4/13 xã đạt chuẩn NTM (Đông Thọ, Thụy Hòa, Tam Giang, Yên Trung); năm 2016 có 3 xã đăng ký về đích là Long Châu, Đông Tiến, Đông Phong.

Trong 5 năm qua (2010 - 2015), Yên Phong đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng kinh phí 433,055 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 6,5 tỷ đồng (vốn TPCP); ngân sách địa phương 403,461 tỷ đồng (gồm vốn ODA 110 tỷ đồng, ngân sách nhà nước 293,461 tỷ đồng); nhân dân đóng góp 23,094 tỷ đồng (từ đấu giá đất và vốn tự có của các thôn). Đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua: kinh phí hỗ trợ của ngân sách tỉnh 23,460 tỷ đồng, ngân sách huyện 8,098 tỷ đồng.
 

Theo: Nguyễn Đức Sơn/kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại61,696
  • Tổng lượt truy cập88,740,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây