Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Vốn ưu đãi “chắp cánh” nghề nuôi chim bồ câu, anh nông dân này giàu lên

Thứ ba - 08/12/2020 18:44
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Nguyễn Văn Thành (SN 1986, ở xã Bảo Đài, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã đầu tư mô hình nuôi chim bồ câu hiệu quả. Hiện với việc nuôi hơn 300 cặp chim bố mẹ, trung bình mỗi tháng, anh thu lãi từ 8-12 triệu đồng từ bán chim thương phẩm.

Hộ nghèo có vốn làm ăn, phát triển kinh tế

Anh Thành cho biết: Trước đây, gia đình anh nuôi lợn nhưng đúng lúc giá lợn hơi xuống thấp, thu không bù đủ chi nên anh quyết định dừng lại để tìm hướng đầu tư mới.

Đầu năm 2018, thông qua hướng dẫn Đoàn Thanh niên, anh Thành làm thủ tục vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện 50 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi để nuôi chim bồ câu. Nhờ xây dựng khu chăn nuôi khép kín, áp dụng đúng quy trình chăm sóc, phòng bệnh, sử dụng thức ăn chủ yếu là đậu tương, ngô, mạch nên đàn chim sinh trưởng tốt. Cứ sau khoảng 35-40 ngày được xuất bán một lứa, sản phẩm không đủ cung cấp cho các đại lý thu mua.

Vốn ưu đãi “chắp cánh” nghề nuôi chim bồ câu - Ảnh 1.

Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều nông dân trẻ ở Bắc Giang có vốn đầu tư nuôi chim bồ câu hiệu quả. Ảnh: VBSP

Vốn ưu đãi “chắp cánh” nghề nuôi chim bồ câu - Ảnh 2.

Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang cũng phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách; góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội của tỉnh.

"So với các con vật khác, nuôi chim bồ câu không mất quá nhiều công sức và vốn. Thêm nữa, qua kinh nghiệm học hỏi được từ sách báo, anh em bạn bè, tôi thường xuyên theo dõi, cho uống thuốc phòng bệnh kịp thời nên đàn chim khỏe mạnh" -anh Thành bộc bạch

Trước đây, gia đình ông Chu Xuân Tuyên (sinh năm 1958, dân tộc Tày ở thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động) chăn nuôi ong nhỏ lẻ, không có điều kiện nâng số lượng đàn. Thế nhưng, năm 2018, ông Tuyên được vay vốn Ngân hàng CSXH và vốn Chương trình 30a, ông mở rộng sản xuất lên hơn 200 đàn ong. Ngay khi năm đầu tiên phát triển đàn ong, ông thu được 200 lít mật. Năm 2019 đàn ong đã mang lại cho gia đình ông hơn 300 lít mật.

Ông Tuyên phấn khởi cho biết: Với giá bán 150.000 đồng/lít, nuôi ong vốn ít, lãi nhiều, tận dụng thế mạnh của miền núi, vùng cao có diện tích rừng lớn nên nghề này rất phù hợp với những hộ nghèo. Bên cạnh đó, sản phẩm mật ong của ông được thương lái đến tận nhà thu mua nên thu nhập từ mật ong tăng lên đáng kể.

Tại xã Kim Sơn (huyện Lục Ngạn) có 100% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số nhờ hơn 30 tỷ đồng vốn Ngân hàng CSXH sau 5 năm đã giảm số hộ nghèo từ 78,7% (năm 2014), xuống còn 37,8% (cuối năm 2019), nhiều hộ có thu nhâp khoảng 100 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông bà Quốc Việt (thôn Đồng Răng) đã sử dụng 85 triệu đồng vay từ 2 chương trình tín dụng hộ nghèo, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đã trồng rừng nguyên liệu, nuôi bò thương phẩm, thu nhập ổn định đạt 300 triệu đồng/năm, đạt danh hiệu thi đua nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.

Nâng cao chất lượng tín dụng

Báo cáo tham luận tại hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ủy cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020 do Ngân hàng CSXH tổ chức tháng 10/2020 vừa qua tại Hà Nội, ông Ngô Gia Quát – Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bắc Giang cho biết: Bắc Giang là tỉnh miền núi những có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ, với 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, huyện nghèo 30a, có 209 xã, phường thị trấn, trong đó có 90xã thuộc vùng khó khăn.

Trong giai đoạn 2015-2020, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt các nội dung ủy thác, cùng trách nhiệm triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng trên địa bàn.

Đến nay, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đang quản lý 3.173 tổ TKVV với hơn 110.601 hộ còn dư nợ, dư nợ uỷ thác đạt 4.549 tỷ đồng với 19 chương tín dụng chính sách xã hội, đến 100% các xã, phường, thị trấn.

Doanh số cho vay ủy thác từ năm 2015-2020 là 6.610 tỷ đồng với 192.514 lượt khách hàng được vay vốn, mức bình quân 34,3 triệu đồng/hộ; tập trung vào một số chương trình cho vay như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo.

Cùng với việc tập trung thực hiện tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tích cực thực hiện các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn đến 31/8/2020 là 2, 5 tỷ đồng, chiếm 0,06% tổng dư nợ (giảm hơn 3 tỷ đồng so với năm 2014).

Theo Thu Hà/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-giang-von-uu-dai-chap-canh-nghe-nuoi-chim-bo-cau-anh-nong-dan-nay-giau-len-20201208171331912.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại508,275
  • Tổng lượt truy cập92,885,939
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây