Học tập đạo đức HCM

Bao giờ nông dân Hà Tĩnh chịu thay đổi thói quen trong canh tác?

Thứ ba - 07/04/2020 02:51
Theo lịch, lúa vụ Xuân 2020 của Hà Tĩnh phải trổ trong khoảng từ 15/4 – 5/5, nhưng hiện nay nhiều diện tích đã trổ rộ, nguy cơ nhiễm đạo ôn cổ bông cực cao.
Thời tiết bất thuận khiến cho việc phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Xuân 2020 của tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Thời tiết bất thuận khiến cho việc phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Xuân 2020 của tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Thời tiết bất thuận, khó phun phòng

Từ ngày 4/4, trên địa bàn Hà Tĩnh nhiều nơi xuất hiện mưa phùn, có nơi mưa to, trời âm u, sương mù nhiều vào buổi sáng. Theo nhận định của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, hình thái thời tiết này rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh, gây hại trên lúa vụ Xuân 2020.

Bài học mất 10 vạn tấn lúa vụ Xuân 2017 đã giúp cho ngành chuyên môn địa phương rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng trừ sâu bệnh.

Do đó, ngay từ thời điểm phát sinh đạo ôn lá, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã trực tiếp xuống đồng, chỉ đạo Sở NN-PTNT và các địa phương khuyến cáo, hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật phun phòng trừ.

Hiện hơn 800 ha bị nhiễm đạo ôn lá, tập trung nhiều ở huyện Cẩm Xuyên (hơn 600ha), Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà… đã được xử lý. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo bây giờ là các vết bệnh đạo ôn cổ bông đã xuất hiện ở các huyện Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ... nhưng nông dân không thể phun phòng do thời tiết mưa thường xuyên, trời âm u.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho hay, hiện toàn tỉnh đã có khoảng 3.000 ha trổ vè, cần phun phòng đạo ôn cổ bông nhưng hầu hết chưa phun được do trời mưa.

“Đây là những diện tích trổ sớm so với lịch thời vụ của tỉnh. Và từ nay đến ngày 15/4 (đầu lịch trổ theo đề án của tỉnh) còn có khoảng 10.000/59.500 ha trổ đúng thời điểm “nhạy cảm” phát sinh đạo ôn cổ bông nhưng lo ngại phun phòng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết”, ông Hà nói.

Chung lo lắng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân nhận định, với thời tiết mưa phùn, âm u hiện nay bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh, gây hại mạnh. Trên địa bàn tuy vết bệnh xuất hiện chưa nhiều song diện tích phun phòng đạo ôn cổ bông mới chỉ đạt 600 – 700 ha trên tổng diện tích cần phun là hơn 1.400 ha.

Nhiều nông dân ở Hà Tĩnh vẫn có thói quen gieo cấy trong Tết Nguyên đán. Ảnh: Thanh Nga. 

Nhiều nông dân ở Hà Tĩnh vẫn có thói quen gieo cấy trong Tết Nguyên đán. Ảnh: Thanh Nga. 

Địa phương có nhiều diện tích nhiễm đạo ôn lá nhất là huyện Cẩm Xuyên cũng đang rất sốt ruột vì nhiều diện tích đến thời điểm phun phòng đạo ôn cổ bông cũng chưa thể triển khai được.

Theo ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, nếu thời tiết thuận lợi trong khoảng thời gian từ 4 – 10/4 có khoảng 2.000 ha bà con phải phun phòng, từ 15/4 – 25/4 phun diện tích còn lại (7.500ha).

Tuy nhiên, dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho thấy, trong 5 ngày tới thời tiết ở Hà Tĩnh vẫn mưa và tiếp tục xuất hiện không khí lạnh tăng cường, do đó, khả năng bà con không thực hiện được các giải pháp kỹ thuật phòng bệnh đạo ôn cổ bông là rất cao.

“Bây giờ mọi sự chỉ biết trông vào trời, chứ mưa liên tục như thế này nông dân cũng không thể làm gì được”, ông Hà thở dài lo lắng.

Gieo cấy sớm hơn lịch thời vụ đến 20 ngày

Lo lắng lặp lại mất mùa lịch sử không bao giờ là thừa khi chủng nòi đạo ôn vụ Xuân năm 2017 vẫn còn tồn dư trên đồng ruộng.

Bất chấp lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn. Ảnh: Thanh Nga.

Bất chấp lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn. Ảnh: Thanh Nga.

Đành rằng sau vụ Xuân 2017 ngành chuyên môn, chính quyền địa phương cũng như người dân đã có những cảnh giác nhất định trong việc phòng trừ sâu bệnh.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố thời tiết bất thuận hiện nay, nguyên nhân sâu xa đẩy công tác phòng bệnh đạo ôn lúa vụ Xuân 2020 rơi vào thế bị động phần lớn là do việc sản xuất không tuân thủ lịch thời vụ của nông dân.

Ông Nguyễn Trí Hà gắt gao lên án: “Bà con nhiều nơi vẫn có thói quen làm tùy tiện, đẩy nhanh thời vụ để về ăn tết cho thoải mái.

Tuy nhiên, việc sản xuất không tuân thủ lịch thời vụ như đánh cược với trời vì thời tiết không năm nào giống năm nào”.  

Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp có cả yếu tố thiên tai và nhân tai, nhưng với thực trạng đang diễn ra trong vụ Xuân 2020 ở Hà Tĩnh thì yếu tố nhân tai cần phản bàn đến nhiều hơn. Tâm lý của đa số nông dân bây giờ, sản xuất lúa không phải là nghề chính nên hầu hết bà con tranh thủ gieo cấy được khi nào hay khi đó, nhưng họ không hiểu rằng nếu bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn sẽ dẫn đến thiệt đơn, thiệt kép.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, sau khi xem xét rất kỹ lưỡng tình hình thời tiết, điều kiện sản xuất của từng địa phương, vụ Xuân 2020 Hà Tĩnh chỉ đạo bà con xuống giống trà sớm nhất từ 15 – 20/12/2019, phấn đấu trổ tập trung từ 15/4 – 5/5/2020. Bởi lúa trổ vào giai đoạn cuối thanh minh, đầu lập hạ này nền nhiệt độ sẽ cao hơn, số ngày nắng nhiều, xác suất an toàn nhiều hơn.

Tuy nhiên, thực tế, người dân vẫn bất chấp lịch thời vụ khuyến cáo, nhiều giống sản xuất sớm hơn cả lịch thời vụ đến 20 ngày.

Ví dụ, nhóm giống Xi 23, từ 20/11/2019 hàng chục ha lúa chiêm ở xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân đã xuống giống; khoảng 1.200 ha, rải đều ở 17/17 xã trên địa bàn toàn huyện gieo cấy xong trước 15/12/2019, hoàn thành trước cả trà xuống giống sớm nhất theo lịch của tỉnh (!); chỉ có khoảng 1.800 ha gieo cấy đúng lịch thời vụ đề án của tỉnh.

Theo lý giải của Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân, đây là thói quen từ lâu đời của bà con nông dân.

“Chúng tôi phải gieo cấy sớm vì phụ thuộc nước trời, hơn nữa mạ Nghi Xuân phải già mạ ở các địa phương khác mới cấy được do đất cát pha, nước dưới ruộng lúc nhiều lúc ít”, vị Trưởng phòng nói.

Không đồng tình với lý giải có phần đánh đồng của huyện Nghi Xuân, ông Nguyễn Trí Hà cho rằng: “Lý giải trên chỉ đúng với một số xã như Xuân Trường, Xuân Hội, còn những xã khác thì không đúng lắm. Cái sâu xa chủ yếu vẫn là dân không chấp hành lịch thời vụ”.

Bà con cần thay đổi nhận thức, chấp hành nghiêm lịch thời vụ nếu không muốn lặp lại mất mùa lịch sử như vụ Xuân năm 2017. Ảnh: Thanh Nga.

Bà con cần thay đổi nhận thức, chấp hành nghiêm lịch thời vụ nếu không muốn lặp lại mất mùa lịch sử như vụ Xuân năm 2017. Ảnh: Thanh Nga.

Ngoài Nghi Xuân, huyện Đức Thọ cũng là một trong những địa phương điển hình có số đông nông dân “xé” lịch thời vụ, đẩy lịch gieo cấy xong trước đề án của tỉnh từ 10 – 20 ngày.

Hiện nhiều diện tích ở địa phương này bắt đầu cúi bông, ngậm sữa; diện tích trổ đúng lịch thời vụ (sau 20/4) chỉ còn khoảng 20%.

Một lãnh đạo huyện Đức Thọ cho hay, ngay sau khi xây dựng đề án, huyện thành lập 3 tổ công tác về tận thôn tập huấn, quán triệt lịch thời vụ, cơ cấu giống; đến giai đoạn xuất hiện bệnh đạo ôn, huyện cũng mời các Công ty thuốc BVTV hướng dẫn công tác phòng trừ cho bà con.

Tuy nhiên, năm nay lúa trổ sớm, đúng giai đoạn thời tiết cực kỳ bất lợi nguyên nhân là do dân tự phá lịch, không chấp hành nghiêm lịch thời vụ.   

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại280,068
  • Tổng lượt truy cập92,657,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây