Học tập đạo đức HCM

Cần quy hoạch kho lạnh cho vùng trái cây lớn

Thứ hai - 13/09/2021 01:23
Trong bối cảnh nhiều hàng nông sản, trong đó có sầu riêng tại Đăk Lăk gặp khó trong tiêu thụ, các chuyên gia cho rằng, lâu dài nên xuất khẩu sầu riêng đã bóc vỏ.
Hiện toàn tỉnh Đăk Lăk còn 28.000 tấn sầu riêng chuẩn bị đến kỳ thu hoạch. Ảnh: PV.

Hiện toàn tỉnh Đăk Lăk còn 28.000 tấn sầu riêng chuẩn bị đến kỳ thu hoạch. Ảnh: PV.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk: Đã có doanh nghiệp đầu tư kho lạnh

Hiện toàn tỉnh Đăk Lăk còn 28.000 tấn sầu riêng, 12.000 tấn bơ chưa được thu hoạch do chín muộn.

Trong 2 sản phẩm trên, chúng tôi nhận thấy việc tiêu thụ bơ khó khăn hơn so với sầu riêng. Còn giá bán năm nay thấp là đương nhiên trong bối cảnh giãn cách xã hội như hiện nay. Mức giá này nông dân vẫn chấp nhận được vì vẫn trên giá thành sản xuất.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất cần sự tác động, hỗ trợ từ các địa phương, các đơn vị để đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ bơ và sầu riêng. Nếu tiêu thụ tốt hơn giá sẽ lên cao và có lợi cho nông dân.

Trong thời gian tới, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, tỉnh Đăk Lăk mong muốn nhận được sự chung tay hỗ trợ tiêu thụ nội địa quả sầu riêng và bơ, để qua đó quả sầu riêng và bơ Đăk Lăk được nhiều người biết đến, nhiều người ăn, tạo được thuận lợi, tiền đề căn cơ cho những năm tiếp theo.

Về cấp đông, tỉnh đã rà soát lại năng lực cấp đông của các doanh nghiệp, tổ chức. Đề ra kế hoạch sẽ cấp đông năm 2021 khoảng 15.000/100.000 tấn. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp đông, dẫn đến khó đạt được con số 15.000 tấn như kế hoạch.

Đăk Lăk đang có kế hoạch đề nghị doanh nghiệp ngoài tỉnh hỗ trợ cấp đông sầu riêng, nhưng hiện khâu vận chuyển, chế biến cũng khó khăn nên sản lượng hạn chế, đặc biệt việc vận chuyển đến các kho lạnh ở Tiền Giang, TP.HCM.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk. Ảnh: Nhật Quang.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk. Ảnh: Nhật Quang.

Trước tình hình đó, đã có những doanh nghiệp mạnh dạn, thần tốc xây dựng thêm một số kho lạnh tại Đăk Lăk. Điều này sẽ giúp cải thiện số lượng sầu riêng được cấp đông, phát huy hiệu quả vào cuối vụ sầu riêng năm nay.

Việc làm kho cấp đông, kho lạnh, không chỉ nhắm vào sản phẩm sầu riêng mà còn được tận dụng cho trái bơ cũng như nhiều trái cây khác của Đăk Lăk, như chuối cũng lên tới 200ha.

Qua đây, ngành nông nghiệp Đăk Lắk mong muốn và kêu gọi các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các kho lạnh để tổ chức cấp đông sầu riêng nói riêng và các nông sản khác nói chung trên địa bàn tỉnh.

Sơ chế sầu riêng. Ảnh: PV.

Sơ chế sầu riêng. Ảnh: PV.

TS Trần Minh Hải - Trường Cán bộ quản lí NN-PTNT II: Chuyển từ bán quả tươi sang bán hàng chế biến

Nếu tỉnh Đăk Lăk, nông dân, HTX hay các doanh nghiệp muốn tạo combo nông sản với trái sầu riêng và trái bơ, cần phải thiết lập được các đầu mối để thu gom làm đại diện cho người dân. Đó là mắt xích quan trọng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ.

Hiện chúng ta nói có rất nhiều sầu riêng, nhưng doanh nghiệp đi tới hỏi mua sầu riêng ở chỗ nào là không có. Chính tôi là người chuyển cho Đăk Lăk 3 đơn hàng, mỗi đơn hàng khoảng 200 tấn sầu riêng nhưng cuối cùng không ai làm được. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chúng ta có nhiều nông sản, nhưng không có đầu mối để đứng ra thu gom, vận chuyển, đóng gói theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo tôi, Đăk Lăk cần tiến hành xây dựng ngay bản đồ văn hóa thổ nhưỡng của tỉnh để làm căn cứ cho các địa phương có thể chuyển dịch được cây trồng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Chúng ta tiến hành khắc phục, nâng cao chất lượng những vùng sản xuất đã có, cố gắng đáp ứng theo các tiêu chuẩn của thị trường, giải quyết được những mù mờ trong thông tin chuỗi ngành hàng của địa phương mình.

TS Trần Minh Hải - Trường Cán bộ quản lí NN-PTNT II. Ảnh: Nhật Quang.

TS Trần Minh Hải - Trường Cán bộ quản lí NN-PTNT II. Ảnh: Nhật Quang.

Kinh nghiệm của Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT cho thấy, tất cả những nông sản có tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hay có phần mềm nhật kí sản xuất, gần như 100% chúng tôi tiêu thụ được hết cho người dân.

Việc ghi chép nhật kí sản xuất bằng điện tử rất đơn giản, nó tạo nên sự minh bạch trong chuỗi, ít nhất người mua nhìn vào cũng biết lần bón phân, phun thuốc gần đây nhất cách bao nhiêu ngày và là loại gì. Do đó, phải phân tích cho người dân thấy được những đòi hỏi của thị trường để từ đó chúng ta khắc phục được điểm yếu của các ngành hàng.

Ví dụ, năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 10 tỉ USD trái cây, riêng sầu riêng là 2,3 tỉ USD, điều này chứng tỏ thị trường Trung Quốc rất lớn.

Trong khi đó, quả sầu riêng chúng ta xuất được chính ngạch vào thị trường Trung Quốc năm 2020 chỉ 11 triệu USD. Tính đến tháng 7/2021 là 24 triệu USD, tức vẫn còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.

Đặc biệt, đa phần các nước xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc hàng cấp đông, trong khi chúng ta đang bán chủ yếu trái sầu riêng tươi. Vì vậy, tôi cho rằng, tỉnh Đăk Lăk nên có chính sách thu hút, đẩy mạnh xây những tổng kho lạnh cấp đông cho cùng nhiều loại nông sản, trong đó có trái sầu riêng.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang: Định vị được trái cây mới có chiến lược thị trường chuẩn 

Một chuỗi cung ứng nông sản nó rất rộng và dài. Với điều kiện, cơ sở hạ tầng của Việt Nam, không phải cứ nơi này trồng nhiều sản phẩm mà lại có cơ sở hạ tầng để thu mua, chế biến tốt đi kèm.

Ngay như với trái sầu riêng, Đăk Lăk diện tích trên 12.000ha, đứng thứ 2 cả nước nhưng về cơ sở sơ chế, chế biến vô cùng ít. Bởi từ trước đến nay, thông thương thuận lợi, hơn nữa trái sầu riêng phát triển trước ở miền Tây nên doanh nghiệp, công xưởng thu mua sầu riêng tập trung chính ở tỉnh Tiền Giang.

Đăk Lăk mới phát triển sầu riêng mạnh khoảng hai năm trở lại đây, sản lượng bắt đầu có nên thương lái chưa quan tâm, bắt kịp là chuyển hết sức bình thường, bởi cái gì cùng cần có thời gian.

Bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, chắc chắn phải mất một thời gian dài nữa để phía quản lí Nhà nước và các cơ quan chính quyền bừng tỉnh, giật mình về chuỗi nông sản và đánh giá lại tầm quan trọng của thương lái.

Từ xưa đến nay, mỗi khi xảy ra khủng hoảng bất cứ ngành hàng nào, tất cả dư luận đều đứng về phía nông dân bởi coi đây là đối tượng yếu thế và nhìn thương lái không khác gì tội đồ. Theo tôi, đây là cái nhìn không khách quan, thiếu công bằng và nói thật nhiều lúc khiến đội ngũ thương lái rất chạnh lòng.

Theo tôi, chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận và truyền thông về chuỗi, về các loại nông sản. Lấy ngay câu chuyện của cây bơ của Đăk Lăk.

Theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, cần định vị bơ là một loại rau cao cấp thay vì là trái cây để ăn chơi. Ảnh: IT.

Theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, cần định vị bơ là một loại rau cao cấp thay vì là trái cây để ăn chơi. Ảnh: IT.

Cây bơ là di thực về Việt Nam, nó không phải là cây bản địa từ trước, nhưng ngược lại nó lại vô cùng phù hợp ở Việt Nam. Chúng tôi đi từ Bắc và Nam chỗ nào cũng có cây bơ, chỗ nào cũng phù hợp để cây bơ phát triển.

Nếu gọi bơ là một loại trái cây, đối với người châu Á nói chung và là người Việt Nam nói riêng nó không phù hợp bởi trái cây định vị nó phải thật ngọt, chua hoặc chát, trong khi trái bơ rất nhạt nhẽo nếu xếp vào trái cây.

Nhưng ngược lại, trái bơ là nữ hoàng của thực phẩm, bởi đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về hàm lượng chất béo, chất xơ rất tốt trong trái bơ đối với con người. Năng suất, giá thành của 1kg bơ rẻ hơn 1kg rau. Theo thông tin tôi có được, hiện có đến hơn 200 món ăn có thể chế biến từ bơ. Vì vậy, Đăk Lắk nói riêng và các vùng trồng bơ khác nói chung phải định vị trái bơ là một loại thực phẩm, một loại rau cao cấp chứ không phải là loại trái cây để ăn chơi.

Từ câu chuyện trái sầu riêng, trái bơ, ngành nông nghiệp phải định vị lại, thay vì loanh quanh tìm kiếm thị trường, ta phải xác định tại sao người ta mua loại sản phẩm này, mua để làm gì.

Định hướng truyền thông về ngành hàng của chúng ta thực sự đang thiếu thông tin và không rõ ràng. Bới nếu định hướng đúng, chắc chắn giờ này, tại mỗi vùng trồng bơ và sầu riêng lớn phải xuất hiện dày đặc các kho cấp đông, kho lạnh rồi, nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại.

Theo Nguyên Huân (Ghi)/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/can-quy-hoach-kho-lanh-cho-vung-trai-cay-lon-d302424.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay32,025
  • Tháng hiện tại299,648
  • Tổng lượt truy cập92,677,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây