Học tập đạo đức HCM

Đi tìm ‘chìa khoá’ khai mở nguồn vốn để xây dựng NTM nâng cao

Thứ ba - 14/09/2021 00:31
Phú Xuyên là huyện chiêm trũng, thuần nông, còn nghèo của thành phố Hà Nội, dù đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng cái đích NTM nâng cao vẫn còn khá xa xôi.

Cụ thể như  xã Nam Triều đã đạt NTM từ năm 2014 nhưng tới nay sau nhiều phấn đấu mới được 15/19 tiêu chí của NTM nâng cao. Để về đích xã NTM nâng cao theo dự kiến vào năm 2023, địa phương cần số vốn rất lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là hoàn tiện các trường học giao thông nội đồng, ước tính sẽ tốn chừng 30 tỷ đồng. Đây là số vốn rất lớn đối với một địa phương vùng xa như Nam Triều dù xã đang thúc đẩy cả các giải pháp huy động vốn nội tại lẫn tăng cường công tác kêu gọi xã hội hóa.

Đăng ký đạt chuẩn NTM ngay trong năm nay ở Phú Xuyên có 2 xã là Đại Thắng và Tri Trung nhưng hiện tại chỉ Đại Thắng đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí còn Tri Trung mới đạt và cơ bản đạt 18 tiêu chí.

“Rào cản” của địa phương này chính là tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia. Ở những xã khác, ngoài trường học, việc xây dựng, nâng cấp trạm y tế, trung tâm văn hóa thể thao…đạt chuẩn cũng là những thách thức về huy động vốn đối với các địa phương.

Một trường mẫu giáo ở ngoại thành. Ảnh: NNVN.

Một trường mẫu giáo ở ngoại thành. Ảnh: NNVN.

Và ở phạm vi lớn hơn, cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là đường giao thông của Phú Xuyên cũng cần phải đi trước một bước để có thể thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội chứ không phải là lẽo đẽo chạy theo và chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống như hiện tại. Hầu hết người dân của các xã trong huyện đang mong mỏi ngày đêm quê mình được kết nối với tuyến đường trục huyết mạch phía Nam của Hà Nội và có thể mở rộng các tuyến đường trục liên xã, xã, thôn hiện có. Vấn đề vĩ mô này cần thành phố có chính sách, hành động hỗ trợ chứ không còn ở tầm địa phương nữa.

Tại huyện Thường Tín tình hình cũng tương tự, theo thống kê ở thời điểm tháng 6/2021, cả 4 xã đăng ký đạt chuẩn NTM đều chưa hoàn thành đủ tiêu chí mà mới đạt và cơ bản đạt từ 17 đến 18 tiêu chí. Điểm chung nhất chưa đạt đều là trường học chuẩn quốc gia, ngoài ra còn là cơ sở hạ tầng cho văn hóa…

Đến hết năm 2020 Hà Nội có 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó đặc biệt huyện Đan Phượng đã hoàn thành ở 100% số xã. Năm 2021, thành phố đặt mục tiêu có 29 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao tiếp. Cụ thể các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Thanh Trì đăng ký 1 xã; huyện Quốc Oai, Phú Xuyên, Hoài Đức, Mê Linh, Thanh Oai, Ứng Hòa đăng ký 2 xã; huyện Gia Lâm, Chương Mỹ, Đông Anh, đăng ký 3 xã và huyện Thường Tín đăng ký 4 xã.

Bộ mặt nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Bộ mặt nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Hà Nội, cả 29 xã đăng ký hoàn thành NTM nâng cao năm 2021 vẫn chưa có xã nào hoàn thành hồ sơ để thẩm định, công nhận. Có hai nguyên nhân, khách quan là do thực hiện giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19, chủ quan (mà đây là nguyên nhân chính) là do chưa bố trí được nguồn vốn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Theo yêu cầu, xã phải có 100% trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để đầu tư xây dựng hay nâng cấp một trường như thế cần  vài chục tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện các tiêu chí khác như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa…cũng rất tốn kém.

Mục tiêu trước mắt là thế, mục tiêu xa hơn, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội có 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu thì cần một nguồn lực rất khổng lồ. Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn thành phố giai đoạn 2021-2025 là 92.680 tỷ đồng. Ngoài kinh phí của thành phố thì còn phải tuyên truyền vận động các quận hỗ trợ các huyện cũng như huy động nguồn lực xã hội hóa, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, các người con quê hương thành đạt sát cánh trong quá trình xây dựng NTM.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của Hà Nội năm 2020 đạt 55 triệu đồng/năm, tiêu biểu có Thạch Thất 70 triệu đồng, Hoài Đức 62 triệu đồng, Đan Phượng 61,2 triệu đồng, Chương Mỹ 60 triệu đồng… Hầu hết hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt khá.

Theo Đinh Thanh Huyền/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/di-tim-chia-khoa-khai-mo-nguon-von-de-xay-dung-ntm-nang-cao-d302488.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay30,446
  • Tháng hiện tại298,069
  • Tổng lượt truy cập92,675,733
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây