Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp khó đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD

Thứ hai - 13/09/2021 08:06
Các bộ ngành, địa phương, hiệp hội cho rằng mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt khoảng 44 tỷ USD như kế hoạch đặt ra hiện đang là một thách thức rất lớn.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đức Tuân.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đức Tuân.

Nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 sáng 13/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết từ tháng 7/2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp tại hầu hết các địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Đồng thời làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, ùn ứ nông sản ở nhiều nơi, gây khó khăn vướng mắc cho sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu; tăng nguy cơ thiếu hụt lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7 do dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp phía Nam nên việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đã ảnh hưởng tiêu cực, làm cho việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu nhiều nông sản sụt giảm khá mạnh.

8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 32,13 tỷ USD nhờ những nỗ lực, quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ ngành; đặc biệt là sự nỗ lực, chủ động vượt khó của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng xu hướng phục hồi các hoạt động, dịch vụ, tiêu dùng từ các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU… do tỷ lệ tiêm vacxin cao.

Tuy nhiên các bộ ngành, địa phương, hiệp hội đều cho rằng mục tiêu xuất khẩu nông sản cả năm 2021 đạt khoảng 44 tỷ USD như kế hoạch đặt ra hiện đang là một thách thức rất lớn nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Không để thiếu lương thực dịp Tết Nguyên đán

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, dịch bệnh Covid-19 đã làm sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chế biến nông sản đang thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất kinh doanh.

Về lưu thông, việc vận chuyển hàng hóa, vật tư, sản phẩm ra vào khu vực sản xuất vẫn gặp khó khăn tại các huyện, xã, thôn bản.

Việc triển khai thực hiện “3 tại chỗ” tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phát sinh chi phí lớn; nhiều doanh nghiệp không thể bố trí đủ cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất, kinh doanh theo phương thức này.

Các nhà máy đang gặp khó khăn do một lực lượng lao động lớn phục vụ sản xuất, chế biến nông sản đã phải trở về địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội.

Việc xuất hiện các trường hợp F0 tại các cơ sở sản xuất, chế biến khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động để đảm bảo không lây lan dịch bệnh hoặc do nằm trong khu vực phải cách ly, phong tỏa, dẫn đến tình trạng đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý không để xảy ra nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý không để xảy ra nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư, sản phẩm nông sản ra vào khu vực sản xuất, nơi các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, chi phí vận tải biển đã tăng cao lên 6-7 lần, thậm chí đến 10-13 lần ở một số chặng mà doanh nghiệp không đặt được tàu và container để xuất khẩu.

Đặc biệt, thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng. Giá vật tư như thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng từ 16-30%. Chi phí điện, nước cho sản xuất, kho lạnh, chi phí lưu kho và nhiều chi phí khác tăng cao. Trong khi đó, giá sản phẩm nông sản giảm sâu khiến sản xuất và thương mại của ngành nông nghiệp giảm sút, giá bán sản phẩm có loại chỉ bằng 30% giá thành.

Nhu cầu tiêm vacxin Covid-19 cho công nhân sản xuất, chế biến, thu hoạch, đóng gói, thu mua, vận chuyển lưu thông hàng hóa rất cao, nhưng hiện mới đáp ứng được 10 -15% cho mũi thứ nhất.

Khu vực HTX nông nghiệp bị tác động nặng nề. Đến nay có 80-90% số HTX nông nghiệp tại các địa phương thực hiện giãn cách đã bị giảm doanh thu. Khoảng 1/2 lao động thường xuyên của HTX bị giảm hoặc cắt lương.

Từ những khó khăn mà ngành nông nghiệp đang gặp phải, đối với sản xuất trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với người dân, doanh nghiệp trong xây dựng kế hoạch tổng thể về tái sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lưu ý không để xảy ra nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN-PTNT đôn đốc các địa phương triển khai kế hoạch nuôi trồng theo đúng tiến độ đã đưa ra từ đầu năm. Bên cạnh đó xây dựng phương án và chỉ đạo điều chỉnh linh hoạt cơ cấu mùa vụ, loại nông sản nuôi trồng để điều tiết nguồn cung, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thực sự để nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong điều kiện khó khăn.

Thông quan cửa khẩu, gỡ khó cho trái cây

Tại hội nghị, một số ý kiến phản ánh các khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có Trung Quốc, khi hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao.

Một số quy định mới về nhập khẩu nông sản của phía Trung Quốc áp dụng từ 1/1/2022 có thể sẽ tác động đến sản xuất và tiêu thụ nông sản của Việt Nam.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu của Lạng Sơn hoạt động và đã bắt đầu có tình trạng ùn ứ trong khi lượng hàng hóa tiếp tục dồn về, tạo áp lực rất lớn cho địa phương.

Theo đó, ông Thiệu đề nghị các tỉnh, thành phố có hàng nông sản lưu thông đến các cửa khẩu của Lạng Sơn chủ động thông báo cho doanh nghiệp để cơ cấu lại hàng hóa, tránh ùn ứ. Các tỉnh hoàn thành việc tiêm vacxin cho lái xe chở nông sản để bảo đảm an toàn lưu thông, an toàn phòng chống dịch cho tỉnh Lạng Sơn.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, hiện nay, các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam, trong đó có quả thanh long vẫn thực hiện thông quan bình thường tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh nhưng tại Lào Cai mới chỉ thông quan lại mặt hàng quả chuối tươi. Theo đó tỉnh Lào Cai kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường trao đổi với phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tạo điều kiện thông quan trở lại các mặt hàng trái cây tươi qua cửa khẩu Lào Cai.

Cũng tại hội nghị, UBND tỉnh Lai Châu đã có đề nghị tới Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tăng cường đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cho cửa khẩu Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc được nhập khẩu các mặt hàng trái cây, rau quả tươi, lương thực và thủy sản của Việt Nam.

Theo Phạm Hiếu/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-nghiep-kho-dat-muc-tieu-xuat-khau-44-ty-usd-d302521.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm283
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,172,182
  • Tổng lượt truy cập88,527,252
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây