Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện Nghị quyết 120: Vĩnh Long hành động trước biến đổi khí hậu ‘thích nghi có kiểm soát’

Thứ ba - 18/05/2021 03:23
Để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch hành động, nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội.

Không còn mưa thuận gió hoà

Nằm ở trung tâm ĐBSCL, nhưng Vĩnh Long không còn là vùng mưa thuận gió hòa như xưa mà trở nên ngày càng thấp thỏm trước biến đổi khí hậu (BĐKH).

Theo ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, BĐKH đã gây hậu quả là ngày càng có nhiều loại hình thiên tai cực đoan xuất hiện hơn cho địa phương này, điển hình là mưa lớn, giông, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn và triều cường.

Thời gian gần đây, nước thượng nguồn đổ về sông Cửu Long ít đi. Ảnh: Minh Đảm.

Thời gian gần đây, nước thượng nguồn đổ về sông Cửu Long ít đi. Ảnh: Minh Đảm.

Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2020, mỗi năm, Vĩnh Long có hàng trăm căn nhà bị hư hỏng cùng với nhiều diện tích cây trồng, công trình bị thiệt hại…do giông, lốc gây ra. Gần đây nhất, năm 2020 có 332 căn nhà bị sập, tốc mái do giông, lốc. Bốn tháng đầu năm 2021 đã có 33 căn nhà bị sập, tốc mái.

Thời gian gần đây tuy lũ đầu nguồn sông Cửu Long không lớn nhưng ở Vĩnh Long đỉnh triều cường liên tục tăng, luôn ở mức cao. Nhiều năm, đỉnh triều năm sau cao hơn năm trước. Độ mặn sông, rạch trong tỉnh lên cao và xâm nhập sâu vào đất liền hơn những năm trước. Thiệt hại do thiên tai có xu hướng tăng qua các năm.

Nhiều giải pháp phi công trình thích ứng biến đổi khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp phi công trình trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tiên nhất, kiện toàn bộ máy tổ chức về ứng phó BĐKH. Kế tiếp, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó BĐKH, phòng chống thiên tai.

Đồng thời, thông tin truyền thông, giáo dục, nghiên cứu và theo dõi diễn biến BĐKH, khí tượng thủy văn, thiên tai. Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến, xây dựng cộng đồng và hợp tác khu vực, quốc tế trong ứng phó BĐKH, thiên tai. Cuối cùng, hỗ trợ và di dời dân ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sạt lở xảy ra thường xuyên. Ảnh: Minh Đảm.

Sạt lở xảy ra thường xuyên. Ảnh: Minh Đảm.

Trong những năm qua, nhiều mô hình bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, các chương trình, dự án về giảm nhẹ khí thải nhà kính góp phần bảo vệ khí hậu đã được triển khai ở nhiều ngành, lĩnh vực. Trong đó, đáng chú ý là phát triển năng lượng tái tạo - điện mặt trời, năng lượng mới - điện gió.

Cùng với đó là triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái… Đặc biệt, mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ.

Sản xuất theo hướng GAP được triển khai ứng dụng có hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, tỉnh tập trung hướng dẫn người dân ứng dụng các biện pháp "3 giảm, 3 tăng" hay "1 phải, 5 giảm", phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái, kỹ thuật trồng lúa cải tiến SRI, lúa hữu cơ.

Mô hình nông nghiệp đô thị như sản xuất rau màu trong nhà lưới, nhà màng, tưới tiết kiệm nước cũng đang phát triển. Các mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, an toàn sinh học…được  phổ biến góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thích ứng BĐKH.

Hơn 1.000 tỷ được đầu tư vào thuỷ lợi

Về giải pháp công trình, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư 1.648 tỷ đồng cho các dự án ứng phó BĐKH từ nguồn đầu tư công lồng ghép vào kế hoạch xây dựng cơ bản. Lĩnh vực thủy lợi, giao thông và phát triển đô thị được tập trung đầu tư nhiều công trình nhất từ nhiều nguồn vốn kết hợp mục tiêu ứng phó BĐKH.

Giai đoạn 2017 - 2020, thủy lợi được đầu tư bình quân 1.000 tỷ đồng/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 112.855 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chiếm trên 94% tổng số) nằm trong vùng đê bao đảm bảo các điều kiện về tưới tiêu và phòng, chống ngập, xâm nhập mặn.

Một số công trình thủy lợi lớn đã được đầu tư, như: đê bao sông Măng Thít, cống Vũng Liêm, cống Tân Dinh, dự án đê bao chống ngập TP Vĩnh Long - khu vực sông Cái Cá... Hệ thống giao thông bộ từng bước xây dựng, nâng cấp cải tạo kết nối với hệ thống thủy lợi trong ứng phó xâm nhập mặn, triều cường, nước dâng.

Cống ngăn mặn ven sông Cổ Chiên. Ảnh: Minh Đảm.

Cống ngăn mặn ven sông Cổ Chiên. Ảnh: Minh Đảm.

Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, trong tương lai các yếu tố khí tượng thủy văn có xu thế biến đổi theo hướng tiêu cực hơn. Nhiệt độ, lượng mưa, mực nước sông gia tăng và nguy cơ xâm nhập mặn lan rộng từ nay đến 2050.

Kế hoạch 12.300 tỷ cần sự chung tay

Tỉnh Vĩnh Long đã có kế hoạch về các kịch bản BĐKH về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, xâm nhập mặn và ngập lụt trên địa bàn tỉnh đến năm 2050. Kế hoạch cũng đánh giá tác động, thách thức, cơ hội của BĐKH - nước biển dâng, phát thải khí nhà kính đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ đó đề ra các giải pháp ứng phó, giảm nhẹ và đề xuất 61 danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn (2021-2030) với tổng kinh phí thực hiện hơn 12.300 tỷ đồng.

Nguồn vốn lớn để đầu tư vào thuỷ lợi giai đoạn 2021-2030 cần sự chung tay. Ảnh: Minh Đảm.

Nguồn vốn lớn để đầu tư vào thuỷ lợi giai đoạn 2021-2030 cần sự chung tay. Ảnh: Minh Đảm.

Trong đó có một số dự án, chương trình lớn, như: Xây dựng hồ chứa nước thô nhà máy nước Trường An 1,2 triệu m3. Dự án hoàn thiện đê bao sông Măng Thít. Xây dựng đê bao sông Cổ Chiên huyện Mang Thít. Kè sông Tiền thượng lưu cầu Mỹ Thuận. Chương trình điều tra đánh giá tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng gió, mặt trời. Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng BĐKH.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN-PTNT sẽ triển khai dự án trồng 500 ngàn cây xanh cây xanh phân tán (bình quân 100 ngàn cây/năm) hưởng ứng đề án 1 tỷ cây xanh của Chính phủ để bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH và bố trí ổn định nơi ở cho 2.200 hộ vùng thiên tai, BĐKH.

Theo ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long: Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án nêu trên bên cạnh cân đối từ vốn ngân sách của Trung ương, địa phương, tỉnh Vĩnh Long rất cần sự hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Nguồn tin: Minh Đảm – Hữu Đức/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại415,709
  • Tổng lượt truy cập92,793,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây