Học tập đạo đức HCM

Cây chè Gò Loi hồi sinh

Thứ hai - 21/09/2020 20:39
Sau thời gian dài bị quên lãng, hiện nay chè Gò Loi, loại cây trồng đặc sản của huyện trung du Hoài Ân (Bình Định) đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ.

Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, chè Gò Loi ở huyện Hoài Ân được xem là đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Người Bình Định ra Bắc vào Nam thăm người thân, hoặc khách phương xa về Bình Định thăm bạn bè thể nào cũng có trong hành lý vài gói chè Gò Loi để làm quà.

Theo những lão niên sành chè ở địa phương, chè Gò Loi khi chế ra có màu vàng hơi đậm, vị chát dịu. Tuy không có ngoại hình đẹp như chè Thái Nguyên, cũng không mang dáng hình móc câu, cánh đẹp và sắc nước không có màu vàng xanh như chè Thái Nguyên, nhưng chè Gò Loi có vị đậm đà và độ ngọt đặc trưng đã khiến nhiều người nhớ đến.

“Chè Gò Loi thu hoạch 1 tôm 2 lá non, chọn búp đinh nằm trong ngọn trên cùng của búp để hái; búp chè ngắn, mập, khi sao xong sẽ cho đinh trà chắc, không bị vụn. Chè được hái vào buổi sáng sớm khi vừa tan sương nhưng chưa có nắng để có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất”, ông Nguyễn Hữu Oanh, người mê chè Gò Loi ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) chia sẻ.

Ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, Bình Định) những vườn chè Gò Loi đang hồi sinh, diện tích trồng chè trên đà tăng trưởng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, Bình Định) những vườn chè Gò Loi đang hồi sinh, diện tích trồng chè trên đà tăng trưởng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Năm 1979, Nông trường Chè Gò Loi được thành lập, cả vùng đất phía Tây của  huyện Hoài Ân là những vườn chè bát ngát, có đến gần 40ha. Đến năm 1998, khi nông trường giải thể thì cây chè Gò Loi cũng tàn lụi theo. Khi ấy, Sở Tài chính Bình Định bán hóa giá những diện tích chè của Nông trường Chè Gò Loi nhưng chẳng mấy ai mua, hầu hết diện tích chè bị phá bỏ để trồng các loại cây trồng khác. Riêng đối với ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên cán bộ kế hoạch của Nông trường Chè Gò Loi, thì không cam lòng.

Ông Oanh nhớ lại: “Gần 10 năm gắn bó với cây chè Gò Loi, đánh giá được nó là loại cây trồng đặc sản nên tôi không nỡ nhìn đồng chè biến mất. Vậy là tôi rủ thêm 4 anh em nữa gom tiền lại mua 5ha với ý nguyện ngày nào đó sẽ vực dậy cây chè Gò Loi. Hồi ấy, 1ha chè được Sở Tài chính Bình Định bán đấu giá với giá 5 triệu đồng, số tiền rất lớn, nhưng 5 anh em chúng tôi cố gom tiền mua được 5ha để nuôi ước nguyện sẽ làm cho cây chè Gò Loi hồi sinh”.

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Giám đốc HTXNN Chè Gò Loi chăm sóc vườn chè của mình. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Giám đốc HTXNN Chè Gò Loi chăm sóc vườn chè của mình. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau khi sở hữu 5ha chè Gò Loi, nhóm ông Nguyễn Hữu Oanh ra sức chăm sóc, khai thác, cả 5ha chè này đang cho kinh doanh, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 7,5 tấn chè thương phẩm. Chè Gò Loi được bán với giá từ 300.000-500.000đ/kg nhưng không đủ cung ứng cho người tiêu dùng. Nhận thấy chè Gò Loi dần tìm lại chỗ đứng trên thị trường, những năm qua người dân xã Ân Tường Tây tăng dần diện tích trồng chè. Đến nay trên địa bàn toàn xã đã có hơn 17ha chè.

“Hiện chè Gò Loi đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhãn hiệu, giao UBND huyện Hoài Ân quản lý; được UBND tỉnh Bình Định công nhận là sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao; được Sở Công Thương Bình Định chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và được Sở NN-PTNT Bình Định cấp chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm”, ông Nguyễn Hữu Oanh cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Giám đốc HTXNN Chè Gò Loi, trong vườn chè vừa thu hoạch. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Giám đốc HTXNN Chè Gò Loi, trong vườn chè vừa thu hoạch. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính quyền huyện Hoài Ân đưa việc phát triển cây chè Gò Loi làm mục tiêu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, trước mắt sẽ tăng diện tích trồng chè Gò Loi trên địa bàn lên 25ha. Xuất phát từ mục tiêu trên, trong tháng 8 vừa qua, HTXNN Chè Gò Loi được UBND huyện Hoài Ân thành lập do ông Nguyễn Hữu Oanh làm giám đốc. 

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quan tầm đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu chè Gò Loi lên khoảng 45ha. Để khắc phục hệ thống thủy lợi phục vụ cho đồng chè, chúng tôi sẽ từng bước mở rộng hệ thống tưới và chỉ đạo ngành chức năng hỗ trợ HTX về kỹ thuật trồng, chăm sóc chè, đồng thời hỗ trợ giống để mở rộng vùng nguyên liệu”, ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân.

Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay31,420
  • Tháng hiện tại519,452
  • Tổng lượt truy cập92,897,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây