Học tập đạo đức HCM

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Ninh Thuận, thu hàng tỷ đồng/ha

Thứ hai - 21/09/2020 19:56
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận có nhiều đột phá khi các dự án nông nghiệp công nghệ cao được đầu tư. Nhiều mô hình lợi nhuận hàng tỷ đồng/ha/năm.
Công ty Cổ phần đầu tư thủy sản S6 đầu tư hàng trăm tỷ nuôi tôm giống tại Ninh Thuận. Ảnh. 

Công ty Cổ phần đầu tư thủy sản S6 đầu tư hàng trăm tỷ nuôi tôm giống tại Ninh Thuận. Ảnh. 

Đạt 600 triệu đến 6 tỷ đồng/ha/năm

Ngành nông nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận những năm qua gặp nhiều khó khăn do sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là tình trạng hạn hán diễn ra gay gắt trên diện rộng và liên tục. Khó khăn là vậy, nhưng tỉnh Ninh Thuận vẫn có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đạt nhiều thành tựu và có đóng góp to lớn.

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã có bước phát triển khá toàn diện cả về quy mô, năng suất lẫn sản lượng. Đặc biệt, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị và từng bước hình thành những cánh đồng lớn hay vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến. Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh này cũng hình thành và phát triển mạnh.

“Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào một số khâu trong quy trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Một số sản phẩm đặc thù của tỉnh đã khẳng định được lợi thế cạnh tranh, thương hiệu và thị trường. Hầu hết diện tích đầu tư sản xuất nông nghiệp theo mô hình ứng dụng công nghệ cao đều cho giá trị đạt trên 300 triệu đồng/ha. Đặc biệt, một số mô hình có thể đạt doanh thu hàng năm từ 600 triệu đến 6 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng/ha mỗi năm”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận chia sẻ.

Nhiều doanh nghiếp đã đầu tư vào chuỗi giá trị dê cừu, sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều doanh nghiếp đã đầu tư vào chuỗi giá trị dê cừu, sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, các mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở Ninh Thuận phát triển mạnh và đạt doanh thu từ 2-3 tỷ đồng/ha mỗi năm. Trong khi đó, các mô hình như trồng măng tây xanh, nho công nghệ cao, giống mới, trồng táo bao lưới đều cho doanh thu từ  600 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha mỗi năm. Cũng tại địa phương này, các mô hình thu hút đầu tư vào chăn nuôi heo, bò, gà, ốc, tôm... công nghệ cao cũng đạt hiệu quả vượt trội. Đây là những mô hình mang lại nguồn lợi nhuận cao cho người thực hiện. Trong đó, người nuôi tôm chân trắng, ốc hương công nghệ cao đạt nguồn thu nhập từ 4-8 tỷ đồng/ha/năm.

Ông Đặng Kim Cương cho biết thêm, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã tham gia đầu tư nhiều mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như mô hình trồng nho kết hợp du lịch sinh thái do Hợp tác xã Thái An chủ trì liên kết với nông dân ở vùng đất khô nóng huyện Ninh Hải. Tại đây, toàn bộ diện tích 30ha nho được áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm hiện đại nên nho tươi tốt, cho năng suất cao. Các sản phẩm nho của người dân cũng được khách tham quan mua tại vườn với giá cao hơn thị trường từ 20-25%.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng liên kết với người dân trong lĩnh vực chăn nuôi heo, dê, cừu và giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định. Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho hay, hiện nay, địa phương có các doanh nghiệp như Công ty chăn nuôi CP, Công ty CJ đang liên kết với hàng chục hộ dân tại các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Bắc thực hiện gần 40 trang trại chăn nuôi heo với tổng đàn khoảng 38 nghìn con. Mô hình này tạo chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống đến bao tiêu sản phẩm. Các mô hình liên kết, chăn nuôi dê, cừu thịt cũng hình thành và những người thực hiện đạt hiệu quả cao.

Ninh Thuận là địa phương thu hút được nhiều doanh nghiệp nuôi tôm giống nhất nước. Ảnh: Minh Hậu.

Ninh Thuận là địa phương thu hút được nhiều doanh nghiệp nuôi tôm giống nhất nước. Ảnh: Minh Hậu.

Tập trung thu hút đầu tư sản xuất theo chuỗi

Để ngành nông nghiệp địa phương mà đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có điều kiện phát triển, tỉnh Ninh Thuận đã khuyến khích và thực hiện nhiều chính sách trong thu hút đầu tư. Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, đến nay, địa phương đã thu hút được 12 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó có 11 dự án đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, 3 dự án khác đang được hoàn thiện thủ tục đầu tư và dự kiến triển khai trong năm 2020.

Trong 5 năm gần đây, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học, công nghệ được tập trung thực hiện để hướng đến mục tiêu phát huy hiệu quả của liên kết sản xuất, tạo chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên, hỗ trợ.

Theo thống kê, trong thời gian 5 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ 180 doanh nghiệp về hoạt động nghiên cứu phát triển sẩn phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra còn hỗ trợ về bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thị trường...  Đồng thời cũng hỗ trợ 20 doanh nghiệp triển khai ứng dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ 48 doanh nghiệp, tổ chức sản xuất các sản phẩm đặc thù của tỉnh về xây dựng bảo hộ nhãn hiệu, hệ thống nhận diện và thương mại hóa sản phẩm. Hỗ trợ 40 doanh nghiệp, tổ chức áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, phổ biến như VietGap, GlobalGap, ISO, ISO/IEC 17025; HACCP, Organic...

Những năm gần đây, các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gia súc đã và đang mang lại hiệu quả cao.. Ảnh: Minh Hậu.

Những năm gần đây, các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gia súc đã và đang mang lại hiệu quả cao.. Ảnh: Minh Hậu.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận khẳng định, hiện nay, tỉnh cũng hỗ trợ hàng chục đơn vị sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản tham gia các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. UBND tỉnh Ninh Thuận cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích thực hiện các mô hình kinh tế hiệu quả.

Tỉnh Ninh Thuận đang xây dựng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực và phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Vùng sản xuất lúa, bắp, nho, táo tập trung tại huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và vùng cây ăn quả đặc trưng tập trung tại xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) với tổng diện tích khoảng 400ha. Trong thời gian 3 năm (từ 2017-2020), Ninh Thuận  xây dựng và hình thành 32 cánh đồng lớn với tổng diện tích gần 4.000ha. Địa phương này cũng có 14 doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp với hàng chục hợp tác xã và hội nông dân.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận.

Ninh Thuận có số doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm giống lớn nhất nước

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận chho biết: Là địa phương có điều kiện khí hậu khô nóng nhất nước nhưng lại là điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là doanh nghiệp nuôi tôm giống chất lượng cao do nguồn nước biển tại Ninh Thuận sạch, độ mặn cao. Hiện Ninh Thuận có 2 trung tâm nuôi tôm giống gồm: An Hải tại huyện Ninh Phước và Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng 450 doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm giống với 1.300 trại ươm, cung cấp khoảng 35 tỷ con tôm giống (tôm sú và tôm thẻ chân trắng), chiếm 30% sản lượng tôm giống cả nước. Hầu như toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn, chất lượng cao có thương hiệu đều tập trung đầu tư tại Ninh Thuận. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng, làm chủ được quy trình sản xuất, chất lượng tôm giống ngày càng nâng cao. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi thì tỉnh đã có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp như quy hoạch tổng thể vùng nuôi tôm giống, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, các ngành chức năng thường xuyên phổ biến các chính sách về ngành giống trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, địa phương có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên điều kiện khí hậu, đất đai, địa phương phù hợp để phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới. Trong đó nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như nho, táo, điều, bò, dê, cừu. Ninh Thuận cũng là địa phương có thể mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, phục vụ công nghiệp chế biến. Với điều kiện khí hậu khô nóng, tỉnh này có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm tạo nguồn sản phẩm an toàn để hướng đến phát triển thị trường.

Để phát triển, tỉnh cũng hướng đến xây dựng chiến lượng phát triển sản xuất nông nghiệp trên nền tảng công nghệ cao thời gian tới. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, phải có chính sách thu hút đầu tư từ các nguồn vốn lớn của doanh nghiệp, vốn ODA, vốn vay các tổ chức tài chính quốc tế cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương.

Nguồn tin: Mai Phương - Minh Hậu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại193,689
  • Tổng lượt truy cập90,257,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây