Học tập đạo đức HCM

Lượt xem: 91 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao ở xã Bản Qua (Bát Xát)

Thứ hai - 21/09/2020 09:53
Sau 4 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, phong trào xây dựng nông thôn mới của xã Bản Qua được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo, điều hành linh hoạt, tập trung chỉ đạo thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Là xã biên giới của huyện Bát Xát, có đường biên dài 6,7 km. Tổng diện tích tự nhiên 4.056 ha trong đó đất nông nghiệp là 2896,6 ha. Bản Qua có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nhân lực lao động... để phát triển đa dạng các ngành kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới từ năm 2016. Tuy nhiên, xã cũng có một số khó khăn như: tinh hình thời tiết diễn biến phức tạp, có thời điểm dịch bệnh phát sinh nhiều, nhất là dịch trên đàn gia súc. Xã chưa tạo được chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất và bao tiêu một sô sản phâm mới giữa người dân với doanh nghiệp. Vẫn còn một số bộ phận không nhỏ người dân quen sản xuất tự cung, tự cấp chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất theo quy mô hàng hóa... Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong các năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu nội ngành, nâng cao giá trị thu nhập cho nhân dân và đạt được một số kết quả. Đến nay, Bản Qua đã hình thành vùng sản xuất lúa giống 30 ha tại 3 thôn (Tân Bảo, Bản Vai, Bản Qua), sản lượng bình quân hàng năm đạt 105 tấn, cho giá trị thu nhập đạt 64 triệu đồng/ha/năm tăng 24 triệu đồng/ha so với trồng lúa truyền thống. Vùng trồng rau 75 ha, trong đó hình thành các cây trồng chủ lực như dưa chuột 24 ha, năng suất đạt 350 tạ/ha, sản lượng 840 tấn/năm, thu nhập 245 triệu đông/ha; rau an toàn theo hướng Vietgap 10 ha. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao (Séng cù) 37 ha/vụ, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng 444 tấn; thu nhập 60 triệu đồng/ha; tăng 20 triệu đồng so với lúa lai. Vùng sản xuất cây cao su 291 ha, đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt, chuẩn bị cho thu hoạch. Vùng trồng cây ăn quả 6 ha ven sông Hồng, với các cây trồng có giá trị kinh tế cao như Bười da xanh: 0,5 ha; Táo đại: 3,5 ha; Mít thái: 0,5 ha; Hong xiem: 0,2 ha; Ổi: 0,1 ha; Chanh: 0,2 ha; Thanh long ruột đỏ: 0,8 ha; Dưa lưới: 0,2 ha... cho giá trị thu nhập bình quân đạt trên 230 triệu đông/ha.
 
Trong lĩnh vực chăn nuôi: xã tập trung phát triển mô hình nuôi lợn đen bản địa, nuôi lợn rừng; phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô lớn theo hướng trang trại. Xã duy trì 63,3 ha ao hồ, trong đó đẩy mạnh thâm canh chuyên canh, đưa nhiều giống cá có giá trị kinh tế vào sản xuất như cá lăng chấm ro phi đơn tính, chép lai 3 máu... sản lượng hàng năm đạt 200 tấn/năm, giá trị thu về 14.025.000.000 đồng /năm. Hiện có 05 hộ dân thực hiện mô hình, quy mô 0,75 ha và đang trong kế hoạch phát triển lên 2 ha; trồng các loại rau an toàn, dưa lưới. Thu nhập hàng năm từ mô hình đạt trên 600 triệu đồng/ha.
Với mục tiêu xây dựng xã Bản Qua đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, Đảng bộ xã Bản Qua xác định đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng một phần công nghệ cao vào sàn xuất nông nghiệp để làm khâu đột phá phát triền kinh tế; trong thời gian tới, Bản Qua tập trung một số giải pháp như: Tiếp tục củng cố các vùng sàn xuất đã có, từng bước mở rộng sản xuất những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương OCOOP để cung ứng thị trường, nhất là hoa quả an toàn, sản phâm nông nghiệp từ nhà lưới. Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư để tăng cường cơ sở hạ tâng kỹ thuật công nghệ cao. Quan tầm đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nhân dân. Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, các cách làm hay trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó xã còn nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường, tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cộng đồng truyền thống văn hóa tốt đẹp, góp phần nâng cao dân trí cư dân ở nông thôn./.

                                                                                                                                              Đức Tiến/https://www.laocai.gov.vn/
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,230
  • Tổng lượt truy cập90,260,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây