Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ Đồng Tháp: Thầy giáo "hô biến" rơm rạ thành tranh phong cảnh vạn người mê

Thứ sáu - 30/10/2020 19:56
Ít ai nghĩ rằng những cọng rơm khô tưởng là thứ bỏ đi lại được làm thành những bức tranh phong cảnh sống động. Thầy giáo Đặng Vũ Linh (37 tuổi, giáo viên mỹ thuật Trường Tiểu học Thường Phước 1A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) chính là người làm nên điều đặc biệt này.

Những bức tranh làm từ rơm khô của thầy giáo Linh mang đậm màu sắc quê hương, với những hình ảnh thân thuộc đối với người miền Tây.Vốn sinh ra tại một làng quê nghèo, ngay từ nhỏ thầy giáo Linh đã gắn bó với ruộng đồng. Vào những ngày thu hoạch lúa, hình ảnh rơm khô được trâu cộ về in sâu vào trong ký ức của thầy.

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 1.

Thầy giáo Linh, giáo viên mỹ thuật Trường Tiểu học Thường Phước 1A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp phơi rơm thành nguyên liệu làm tranh phong cảnh . Ảnh: DT.

Đến khi trưởng thành, rồi học sư phạm mỹ thuật và gắn bó với nghề suốt 12 năm nay. Với lợi thế là thầy giáo dạy mỹ thuật, mong muốn sáng tạo nghệ thuật từ những chất liệu dân dã sẵn có tại địa phương luôn tồn tại trong thầy giáo này. Năm 2017, thầy Linh nảy sinh ý tưởng dùng rơm tạo nên những bức tranh độc đáo.

Thầy Linh chia sẻ: "Lúc đầu, tôi cũng nghiên cứu để làm dòng tranh với chất liệu từ tự nhiên như vỏ tràm, gạo... Nhưng đây là những chất liệu đã được nhiều người làm. Nhớ về tuổi thơ với những lần ngồi trên lưng trâu cộ cơm, tôi nảy sinh ý tưởng dùng rơm làm tranh".

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 2.
Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 3.

Thầy giáo Linh, giáo viên mỹ thuật Trường Tiểu học Thường Phước 1A, (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) phải mất nhiều thời gian nghiên cứu mới hoàn thiện cách làm tranh bằng rơm. Ảnh: DT.

Ý tưởng là vậy, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, thầy gặp không ít khó khăn. Rơm khi đem về chỉ là những đống bùi nhùi, không biết sử dụng phần nào để làm tranh. Thầy Linh phải mất hơn 3 tháng mày mò mới dần tìm ra được công thức hoàn thiện.

"Giá trị của rơm hầu như chưa được khai thác hết. Vậy nên để nâng tầm giá trị cho rơm, tôi quyết tâm dùng rơm làm tranh", thầy giáo Linh cho hay.

Thời gian đầu, chất liệu rơm được thầy xin tại ruộng khi thu hoạch lúa của người dân, nhưng do rơm bị máy cắt làm gãy ngang, dập, nên rất khó để làm tranh. Về sau, thầy phải lặn lội ra ruộng để nhặt từng cọng rơm và cắt những cọng lúa để đem về phơi.

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 4.
Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 5.

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 6.

Qua bàn tay khéo léo của thầy giáo Linh,giáo viên mỹ thuật Trường Tiểu học Thường Phước 1A, huyện Hồng Ngự, (tỉnh Đồng Tháp) nhiều bức tranh phong cảnh sống động bằng rơm đã được tạo ra. Ảnh: DT.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để làm tranh rơm, thầy giáo Linh phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như: Tuyển lựa rơm, cắt và phơi thật khô; xử lý chống mối mọt để tăng độ bền; lựa cắt lấy lõi rơm; phối màu; phác thảo; tạo hình; dán ép rơm vào giấy; phủ lớp sơn bóng; đóng khung.

Mỗi bức tranh tùy kích cỡ phải mất từ 2 ngày đến hơn 2 tuần mới hoàn thiện. Phần lớn những tác phẩm của thầy giáo Linh thường mang chủ đề phong cảnh quê hương, gần gũi với đời sống nông thôn vùng quê Nam bộ như hình ảnh nhà sàn, đồng nước, những cánh đồng lúa, đồng sen, sinh hoạt của người dân…

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 7.

Theo thầy Linh, giáo viên mỹ thuật Trường Tiểu học Thường Phước 1A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, mỗi bức tranh tùy kích cỡ phải mất từ 2 ngày đến hơn 2 tuần mới hoàn thiện. Ảnh: DT.

Theo thầy Linh, vì rơm đã là chất liệu dân dã, gần gũi với đời sống, nên phải làm dòng tranh gắn liền với nông thôn, vùng quê địa phương. Từ đó giới thiệu được những cảnh đẹp quê hương đến với du khách trong và ngoài nước.

"Rơm chỉ có 3 màu chính là trắng, vàng và nâu. Tôi thường sử dụng nhiều nhất là màu vàng. Với những tông màu ít ỏi nên người làm phải phối hợp sao cho hài hòa, đẹp mắt. Khâu phối màu và tạo hình là khâu quan trọng nhất để tạo nên bức tranh đẹp", thầy giáo Linh cho biết.

Thầy giáo miền Tây hô biến rơm thành tranh phong cảnh - Ảnh 8.

Ngoài ra, thầy còn làm những chậu hoa để bàn được nhiều người ưa thích. Ảnh: DT.

Đến nay, thầy đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm về hoa sen và phong cảnh quê hương. Giá bán mỗi bức dao động từ 150.000 đến 3 triệu đồng (tùy kích cỡ, chủ đề). Ngoài ra, thầy còn làm những chậu hoa để bàn được nhiều người ưa thích.

Thầy Đặng Vũ Linh, Trường Tiểu học Thường Phước 1A, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), còn hướng dẫn học sinh tận dụng những sản phẩm từ thiên nhiên để sáng tạo ra các vật dụng gần gũi với đời sống. Tự tạo ra tác phẩm trang trí cho gia đình. Thời gian tới, thầy sẽ tiếp tục nghiên cứu đa dạng các nguyên liệu từ thiên nhiên sẵn có tại địa phương để sáng tác tranh, giới thiệu đến mọi người.

Theo Nguyễn Trinh - Chúc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/chuyen-la-dong-thap-thay-giao-ho-bien-rom-ra-thanh-tranh-phong-canh-van-nguoi-me-20201030004932035.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,617
  • Tổng lượt truy cập93,220,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây