Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh ngô biến đổi gen để giảm nhập thức ăn chăn nuôi

Thứ năm - 12/08/2021 06:57
Sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Cần đẩy mạnh cải thiện nguồn cung để giảm giá thành, trong đó có phát triển ngô biến đổi gen.
Ngô biến đổi gen trồng tại An Giang. Ảnh: Thanh Sơn.

Ngô biến đổi gen trồng tại An Giang. Ảnh: Thanh Sơn.

Nhập khẩu tới 70-85%

Tại Hội thảo trực tuyến “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam” do Văn phòng Nông nghiệp, Đại sứ quán Mỹ và Tổ chức CropLife Châu Á đồng phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức ngày 12/8,  TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA, cho biết, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TĂCN) ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, với mức tăng bình quân 13- 15%/năm.

Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2020 là khoảng 25 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc bộ phận phân tích của AgroMonitor, cho biết, nếu tính cả lượng thức ăn do các trang trại, các hộ chăn nuôi tự phối trộn, thì tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước hiện đã lên tới 30-33 triệu tấn.

Theo dự báo của VIPA, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới. Trong đó quá nửa sản lượng (khoảng 14-14,5 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm.

Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, hiện chiếm khoảng 70-85% tổng nhu cầu nguyên liệu. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN là 6,862 tỷ USD, thì trong 2020 là 7,162 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN đã là 3,903 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lớn như vậy và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 -5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26-27 triệu tấn các loại, chủ yếu là ngô, đậu tương, lúa mì, dầu động thực vật.

Bà Trần Ngọc Yến thông tin thêm, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về nhập khẩu đậu tương và thứ 5 thế giới về nhập khẩu ngô. Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu TĂCN chủ yếu từ châu Mỹ nên thời gian vận chuyển dài từ 25-40 ngày, chi phí vận chuyện cao.

Do phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, nên khi giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới gia tăng, thì giá thành sản xuất và giá bán thức ăn chăn nuôi thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới.

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong những nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới. Ảnh: TL.

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong những nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới. Ảnh: TL.

Điều này đã thấy rõ từ cuối năm ngoái đến nay. Bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), cho biết, từ cuối năm 2020 đến nay, đã có 8 lần tăng giá TĂCN. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu TĂCN tăng mạnh trên thị trường thế giới. Tại Chicago, 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá TĂCN tăng 49,32% so với cùng kỳnăm trước. Trong đó, giá đậu tương tăng 65,64%; ngô tăng 71,6%; lúa mỳ tăng 24,41%...

Đẩy mạnh sản xuất ngô biến đổi gen

Trước tình trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung từ trong nước, giảm nhập khẩu.

Thực tế trên thị trường ngô, đậu tương thế giới hiện nay, chiếm phần lớn là sản phẩm biến đổi gen (BĐG). Ông Trần Trọng Nghĩa, đại diện Hội đồng Ngũ cốc Mỹ, cho biết, những nước đang cung cấp ngô và đậu tương hàng đầu thế giới cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng BĐG. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu. 

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nhận định, năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn. Do đó, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống.

Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô BĐG, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TĂCN càng lớn. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 – 6,65 triệu đồng/ha.

Ngô BĐG cũng cho thấy khả năng chống chịu nổi bật trước sự xuất hiện của những dịch bệnh mới, với trên 90% đối với sâu keo mùa thu. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng các giống mới năng suất cao và có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu cũng đang là định hướng để nâng cao sản lượng và chất lượng ngô thu hoạch trên mỗi đơn vị canh tác.

Với diện tích canh tác ngô BĐG khoảng 92.000 ha năm 2019 (chiếm 10,2% tổng diện tích trồng ngô), lợi nhuận ròng thu được tương ứng là 17,95 – 30,38 triệu USD khi so sánh ngô BĐG với các giống truyền thống xuất hiện trong điều tra và với các giống truyền thống sử dụng làm giống nền của các giống BĐG trong điều tra của nghiên cứu này. Lợi nhuận tăng thêm này, phần lớn (90%) là kết quả của việc tăng năng suất thu hoạch. (Nguồn: Chương trình đánh giá hiệu quả cây trồng công nghệ sinh học, do GS.TS Graham Booker, PG Economics Ltd, Vương quốc Anh và Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam phối hợp với các cán bộ kỹ thuật của Cục Trồng trọt, các Sở NN-PTNT điều tra thực địa).

Theo Thanh Sơn/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/day-manh-ngo-bien-doi-gen-de-giam-nhap-thuc-an-chan-nuoi-d299844.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay26,868
  • Tháng hiện tại530,026
  • Tổng lượt truy cập92,907,690
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây