Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Lạng Sơn, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã mở rộng kinh doanh trên nền tảng số. Tính đến ngày 10/8, Lạng Sơn tạo được 4.445 gian hàng, số ví điện tử/ tài khoản thanh toán điện tử là 2.971, số đơn hàng 2.759 đơn, 3.500 loại sản phẩm, đạt tổng doanh thu 518.966.000 đồng.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông, về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài Lạng Sơn, nhiều địa phương khác cũng cho kết quả khả quan khi triển khai Quyết định 1034. Hưng Yên đã đưa hơn 200 sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, trong đó có 55 sản phẩm OCOP của tỉnh.
Việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn thương mại điện tử, theo Bộ Thông tin & Truyền thông, là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã… quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Trước đó, hồi tháng 6 và 7/2021, hơn 9.000 tấn vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ, với gần 1 triệu đơn hàng, đã được bán qua 6 sàn thương mại điện tử.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố, nhất là khu vực phía Nam, Bộ NN-PTNT, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công thương đã chủ động kết nối với các sàn thương mại điện tử triển khai các chương trình đặt hàng nông sản, hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống tạo điều kiện mua sắm cho người dân trên các kênh trực tuyến.
Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử vẫn còn một số rào cản. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Lạng Sơn đề xuất việc phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, đồng thời chú ý đến xây dựng thương hiệu cho từng hộ gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.
Đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Hưng Yên kiến nghị, có thêm các phương án bố trí lực lượng hỗ trợ tại chỗ, để hướng dẫn bà con nông dân các kỹ năng như đăng ký tài khoản, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Tỉnh cũng nhấn mạnh tới việc chú trọng những sản phẩm OCOP hoặc đặc sản vùng miền, và thống nhất các phương án đóng gói, lưu thông hàng hóa, trước mắt là đối với sản phẩm nhãn Hưng Yên kịp thời, theo đúng mùa vụ.
Đại diện Sở Thông tin & Truyền thông Đăk Lăk băn khoăn về tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh. Do đặc thù vùng nguyên liệu ở xa, thanh toán trực tuyến dễ gặp khó khăn.
Theo Bảo Thắng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-san-thu-hang-tram-trieu-dong-qua-san-thuong-mai-dien-tu-d299881.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã