Học tập đạo đức HCM

Nông dân thu tiền tỷ nhờ chiến thắng bệnh phân trắng trên tôm

Thứ sáu - 13/08/2021 00:49
Không còn nỗi lo về bệnh phân trắng trên tôm, nhiều hộ dân đã gặt hái được thành công với lợi nhuận thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bệnh phân trắng khiến người nuôi tôm khiếp sợ 

Bất cứ người nuôi tôm nào cũng hy vọng vào một mùa vụ thắng lợi, tôm đạt size lớn khi thu hoạch. Tuy nhiên, để đạt được điều đó không dễ, nhất là khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, môi trường ao nuôi bị biến động dẫn đến tôm nuôi phát sinh các mầm bệnh, điển hình là bệnh phân trắng.

Ao nuôi tôm của gia đình ông Thành luôn cho năng suất cao.

Ao nuôi tôm của gia đình ông Thành luôn cho năng suất cao.

Nhắc đến bệnh phân trắng, ông Trần Công Thành với hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm ở Quảng Nam không khỏi lắc đầu ngao ngán. Ông Thành kể, những năm mới bước vào nghề, chủ yếu là nuôi theo cách thức truyền thống, nuôi ao đất và chưa theo một quy trình chăm sóc nào cả nên tôm thường xuyên bị bệnh, nhất là các bệnh lý về đường ruột như bệnh phân trắng.

Một sai lầm nữa được ông Thành nhắc đến là nuôi tôm theo lối mòn, dùng hóa chất xử lý môi trường và kháng sinh trong phòng trị bệnh. Điều này chỉ giúp ông thành công một hai vụ tôm đầu, nhưng càng những vụ về sau càng thua lỗ.

“Bệnh phân trắng khiến đường ruột bị tổn thương dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn rồi chết dần”, ông Thành chia sẻ.

Nhìn thấy những nhược điểm đó, ông Thành quyết tâm tìm hiểu về quy trình nuôi tôm sạch, áp dụng thuốc thảo dược vào khâu chăm sóc, phòng và trị bệnh cho tôm. Nhờ mạnh dạn thay đổi, ao tôm của ông Thành về sau rất hiếm khi bị dịch bệnh, tôm lớn nhanh, năng suất cao hơn và chất lượng hơn, qua đó giá thành bán cao hơn so với trước đây.

Từ đó, ông mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình với diện tích nuôi trồng trên 5 ha, gồm 17 ao nuôi tôm lót bạt, những năm được giá ông thu về lợi nhuận lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ông Lê Văn Ly tin dùng các sản phẩm thảo dược Trường Sinh cho ao tôm của mình.

Ông Lê Văn Ly tin dùng các sản phẩm thảo dược Trường Sinh cho ao tôm của mình.

Để hiểu rõ hơn bệnh phân trắng trên tôm, chúng tôi tìm đến vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi chiếm hơn 90% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Tận mắt chứng kiến vùng nuôi tôm rộng gần 3 ha của Ông Lê Văn Ly (thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau) chúng tôi càng khâm phục về mô hình nuôi tôm sạch cho năng suất cao. Cầm trên tay con tôm, Ông Ly phấn khởi khoe, tôm loại này có size 25 con/kg, trừ đi các chi phí vụ này ông thu hàng tỷ đồng.

Để có được thành công như ngày hôm nay, ít ai biết rằng, nhiều năm về trước ông Ly đã từng thất bại ê chề, tưởng không vực dậy nổi. Theo ông Ly, ngày đó thành công đến quá dễ dàng nên ông đã “bất chấp” mở rộng diện tích khu nuôi, đồng thời nuôi nhiều vụ trong một năm.

Chính bởi không chú trọng khâu cải tạo ao, xử lý môi trường nước, khiến ao lắng bị ô nhiễm đã gây ra hệ quả tôm chậm tăng trưởng, dễ mắc các bệnh cơ bản, nhất là bệnh phân trắng ở tôm.

“Sau này, tôi quan tâm nhiều hơn đến việc cải tạo ao, cải tạo môi trường nước, đặc biệt chỉ sử dụng các dòng thuốc thảo dược trong điều trị bệnh. Chính không sử dụng hóa chất xử lý môi trường và kháng sinh trong điều trị bệnh nên con tôm lúc nào cũng khỏe mạnh, cho năng suất cao”, ông  Ly chia sẻ.

Thuốc thảo dược Trường Sinh khắc tinh bệnh phân trắng

Thông qua cuộc trò chuyện của hai hộ nuôi tôm thành công trên hai mảnh đất hoàn toàn khác nhau nhưng lại cùng chung một bí quyết: Nuôi tôm ngoài kinh nghiệm quản lý môi trường ao nuôi, lựa chọn con giống thì việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, đặc biệt là các sản phẩm thảo dược uy tín trên thị trường như thương hiệu của Trường Sinh Group đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Bởi lẽ, việc sử dụng thuốc thảo dược sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh trên tôm đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm vượt qua các ngưỡng bệnh. Chính vì thế, nuôi tôm cần phải mạnh dạn đầu tư cho các khoản chi phí này sẽ thành công.

Thuốc thảo được Trường Sinh giúp tôm phát triển tốt vượt qua các ngưỡng dịch bệnh và nhanh lớn hơn.

Thuốc thảo được Trường Sinh giúp tôm phát triển tốt vượt qua các ngưỡng dịch bệnh và nhanh lớn hơn.

Quay trở lại với câu chuyện bệnh phân trắng trên tôm, Ông Thành chia sẻ: “Riêng vụ vừa qua, mưa xuống hầu như các ao nuôi của người dân trong vùng đều bị phân trắng nhưng các ao của tôi không bị ảnh hưởng, gan và đường ruột rất khỏe. Có được điều này là nhờ tôi sử dụng sản phẩm SDK diệt khuẩn định kì với liều 2 lít/1000m3 nước kết hợp với trộn TS 999 liều 07-10ml/kg thức ăn cho tôm ăn liên tục mỗi ngày 2 lần xuyên suốt trong quá trình nuôi. 

Nhờ rất nhiều vụ nuôi tôm vượt qua dịch bệnh phân trắng bằng biện pháp này nên tôi đặc biệt tin tưởng vào sản phẩm thảo dược Trường Sinh, đồng thời khuyến khích hộ nuôi trong vùng dùng sản phẩm này để phòng, trị bệnh hiệu quả hơn”.

Tương tự, ông Ly cũng nói rõ hơn về việc điều trị: “Bệnh phân trắng này nếu không may gặp phải thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, xử lý môi trường trước khi vào điều trị cho tôm, ngày đầu tiên dùng SDK diệt khuẩn ao nuôi với liều dùng 2 lít/1000m3 nước sau 2 giờ dùng TS 999 cũng với liều dùng 2 lít/1000m3 nước tạt đều khắp ao nuôi, cắt cữ ăn 1-2 ngày, hôm sau trộn TS 999 với liều 50ml/kg thức ăn cho tôm ăn liên lục 3 ngày, 1 ngày 3 cữ ăn.

Ông Ly cho biết thêm, riêng với bệnh này phải giảm thức ăn xuống từ 30-50% lượng ăn so với bình thường, vì cho ăn càng nhiều tôm càng dễ chết hơn. Nếu tuân thủ theo đúng phác đồ trên thì chỉ sau 3-4 ngày tôm sẽ khỏi bệnh”

Có thể nói, nhiều hộ dân nuôi tôm trên cả nước đang gặt hái được thành công nhờ sự chuẩn bị kỹ càng từ khâu đầu vào kết hợp với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ao lót bạt đáy, chú trọng xử lý môi trường và ứng dụng sản phẩm thuốc thảo dược Trường Sinh trong các giai đoạn nuôi, bên cạnh đó quan tâm hơn vào việc phòng bệnh ngay từ đầu để tiết giảm chi phí.

Ông Trần Quang Hải, Giám Đốc kỹ thuật Trường Sinh cho biết, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như: SDK diệt khuẩn,TS 999 phòng và điều trị phân trắng, SEPTOMINE phòng và điều trị bệnh xuất huyết đường ruột, hay TS 1001, TS 1002 phòng và điều trị bệnh lý về gan…. không những phòng bệnh tốt, điều trị hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giúp cho tôm phát triển tốt vượt qua các ngưỡng dịch bệnh và nhanh lớn hơn.

Ông Hải cũng khuyến cáo bà con cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, quản lý tốt các yếu tố môi trường như: Hàm lượng oxy, khí độc, tảo, nhiệt độ, độ kiềm, pH… cũng là một trong những vấn đề quan trọng, rất đáng lưu tâm góp phần giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chí phí trong quá trình nuôi, đồng thời nâng cao chất lượng qua đó phần nào quyết định thành công của vụ nuôi.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để hỗ trợ Quý khách hàng một cách tốt nhất, bộ phận kỹ thuật của Trường Sinh luôn hoạt động 24/24 thông qua tổng đài 1900.56.56.81 hoặc Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp SĐT 0975.797.424 (Mr. Hải) để được hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật nuôi trồng và các biện pháp ứng dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản.

Tham khảo thêm tại đây: https://www.truongsinhgialai.com

Theo Diễm Châu/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/nong-dan-thu-tien-ty-nho-chien-thang-benh-phan-trang-tren-tom-d299827.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay21,847
  • Tháng hiện tại525,005
  • Tổng lượt truy cập92,902,669
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây