Học tập đạo đức HCM

Chú trọng nghiên cứu giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô

Thứ năm - 12/08/2021 00:52
Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các loại giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô đang được khuyến khích đưa vào sản xuất do có nhiều ưu điểm nổi bật.

Tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (gọi tắt là Trung tâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), tre ngọt, luồng, bương lông Điện Biên... là những đối tượng nghiên cứu chính. Nhưng dù tìm hiểu về giống nào, Giám đốc Nguyễn Anh Dũng cũng quán triệt tinh thần phải ra được sản phẩm cụ thể, chẳng hạn tìm ra giống mới, để tạo ra lợi ích kinh tế.

Các giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô luôn đảm bảo các yếu tố về sạch bệnh, ưu việt về năng suất, chất lượng gỗ. Ảnh: BT.

Các giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô luôn đảm bảo các yếu tố về sạch bệnh, ưu việt về năng suất, chất lượng gỗ. Ảnh: BT.

Là cơ sở có lịch sử nghiên cứu về lâm nghiệp từ năm 1959, Trung tâm đã bảo tồn nhiều nguồn gen quý như lim xanh, dẻ đỏ, re gừng... phục vụ công tác nghiên cứu, khảo nghiệm và bảo tồn cho đất nước. Dù gặp nhiều khó khăn và phải tự chủ một phần kinh tế, Trung tâm luôn lấy sự phát triển bền vững của ngành và vấn đề môi trường làm kim chỉ nam cho hoạt động.

Một trong những hướng đi cho đa lợi ích hiện nay mà Trung tâm đang tập trung nghiên cứu là keo lai nuôi cấy mô. Khác với giống keo lai giâm hom, keo lai cấy mô có bộ rễ bàn chắc hơn, khó đổ hơn khi gặp gió lớn; tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn...

Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các loại giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô nói chung hiện nay đang được khuyến khích đưa vào sản xuất do có nhiều ưu điểm nổi bật như: Cây con nuôi cấy mô được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt ở ngoài thực địa, do đã cải thiện giống về di truyền.

Bên cạnh đó, cây bố mẹ được chọn lựa, có tán tròn đều; gốc phân cành lớn; thân cây chính có độ thon thẳng. Mẫu để nhân giống được lấy ở đỉnh sinh trưởng, là cơ quan trẻ hóa nhất từ cây bố mẹ, có đặc tính luôn phát triển theo chiều thẳng đứng.

Các giống keo lai nuôi cấy mô sinh trưởng nhanh, sạch bệnh đang dần thay thế các giống keo cũ. Ảnh: BT.

Các giống keo lai nuôi cấy mô sinh trưởng nhanh, sạch bệnh đang dần thay thế các giống keo cũ. Ảnh: BT.

Giống cây keo lai nuôi cấy mô thường sạch bệnh, khi phát triển thì thân lên thẳng, có rễ cọc chắc chắn nên chịu được gió mạnh. Với chu kỳ trồng keo cấy mô, chừng 3-4 năm là thu hoạch được. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nếu trồng từ 8 năm trở lên, giá trị sẽ cao hơn đáng kể.

GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ: Những năm qua, Viện đã chọn tạo khoảng 200 giống lâm nghiệp khác nhau, có năng suất, chất lượng cao, thích ứng được biến đổi khí hậu. Từ đó, năng suất rừng trồng tăng lên, góp phần vào các dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến, đóng góp quan trọng vào thành tựu của ngành lâm nghiệp.

Ngoài nghiên cứu, chọn tạo giống cây lâm nghiệp, gói kỹ thuật trồng, thâm canh rừng, Viện đã gắn chặt với định hướng vừa phát triển rừng sản xuất, vừa đảm bảo tiêu chuẩn phát triển rừng bền vững. Mục tiêu của Viện vừa tạo ra các khu rừng trồng có năng suất cao, vừa bảo vệ rừng, cấp chứng nhận bảo vệ rừng FSC.

Ngoài nghiên cứu các giống, quy trình kỹ thuật cho cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng sản xuất, nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn..., thời gian tới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng định hướng sẽ nghiên cứu sâu thêm những giống cây ngập mặn để trồng trong rừng phòng hộ, nhằm chống chịu với biến đổi khí hậu đang diễn biến phực tạp tại Việt Nam.

Theo Bá Thắng - Đức Minh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/chu-trong-nghien-cuu-giong-cay-lam-nghiep-nuoi-cay-mo-d299773.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay34,030
  • Tháng hiện tại537,188
  • Tổng lượt truy cập92,914,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây